Site icon Tin360

Dân Ấn Độ nổi giận, đốt cờ Trung Quốc, làm đám tang cho ông Tập Cận Bình

Ấn Độ đốt hình Tập Cận Bình

Hãng tin Reuters ghi lại trạng thái cảm xúc của người dân Ấn Độ với Trung Quốc và ông Tập Cận Bình ngay sau các cuộc đụng độ gây đổ máu (ảnh chụp màn hình).

Người dân tại các thành phố Cuttack, Kanpur và nhiều nơi khác ở Ấn Độ đã đốt hình nộm Tập Cận Bình và cờ Trung Quốc trong lúc tổ chức lễ tang cho các quân nhân thiệt mạng.

Cùng chủ đề:

Sau cuộc đụng độ với binh sĩ Trung Quốc tại khu vực Ladakh ngày 15 và 16/6, phía Ấn Độ công bố có 20 quân nhân thiệt mạng. Trong 3 ngày qua, thi hài các quân nhân đã được chuyển về địa phương để làm lễ an táng theo nghi thức người Ấn.

Các binh sĩ, người dân Ấn Độ hô vang “Vinh quang cho đất mẹ Ấn Độ” trong lễ tang của đại tá B. Santosh Babu, sĩ quan thiệt mạng trong vụ đụng độ ngày 15/6 (ảnh chụp màn hình Reuters).

Theo tường thuật của Reuters, tại nhiều địa phương, bên cạnh lễ tang các binh sĩ, người dân Ấn Độ bày tỏ thái độ với Trung Quốc bằng cách làm đám tang giả cho ông Tập Cân Bình. Tại Kanpur, nhiều người tham dự tang lễ đã châm lửa đốt hình nộm ông Tập. Tại Cuttack – thành phố phía tây Ấn Độ, người dân đã đốt hình nộm ông Tập và cờ Trung Quốc.

Hình ảnh ông Tập bị đốt trên đường phố Ahmedebad (Ấn Độ) hôm 18/6 (ảnh chụp màn hình Reuters)

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại bang Ahmedabad, Kolkata ở quốc gia này. Bên cạnh đó, tại hoạt động đại chúng, người dân nhiều nơi ở Ấn Độ cũng hô vang các khẩu hiệu ca ngợi đất nước, phản đối Trung Quốc. Biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra tại các bang Uttar Pradesh, Bihar, Gujarat và Jammu.

Ở Surat – một thành phố khác của Ấn Độ, hôm 17/6, nhóm người đã tập trung ném và giẫm đạp lên các tivi do Trung Quốc sản xuất để kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc.

Biểu tình kêu gọi tẩy chay Trung Quốc tại Siliguri ngày 17/6 (ảnh: DIPTENDU DUTTA/AFP via Getty Images).

Sau xung đột, Ấn Độ và Trung Quốc đã đối thoại cấp ngoại trưởng để làm dịu tình hình. Tại buổi đối thoại ngày 17/6, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cùng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thống nhất không leo thang căng thẳng cũng như đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, nội dung cuộc đối thoại được cho là “trong nóng, ngoài lạnh”, khi cả 2 ngoại trưởng đổ lỗi cho đối phương về vai trò châm ngòi đụng độ dẫn tới xung đột.