Hai bản tin của hãng AP và Washington Post hôm thứ Hai và thứ Ba đã xác nhận rằng, quân đội Mỹ đã có mặt trực tiếp trong cuộc xung đột Ukraine. Điều quan trọng là nhóm binh sĩ này đang thực hiện các nhiệm vụ tách biệt với việc bảo vệ an ninh đại sứ quán Mỹ đơn thuần.
Lầu năm góc xác nhận lính Mỹ đã hiện diện trên lãnh thổ Ukraine
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến cách đây 8 tháng, quân đội Mỹ được cho là đang tiến hành “kiểm tra” kho vũ khí của mình, sau khi Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc tuần trước đã công bố một kế hoạch mới, nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình đối với số vũ khí và đạn dược trị giá hàng tỷ USD được chuyển giao cho Lực lượng Ukraine mà Mỹ thực sự không biết số vũ khí này đang ở đâu.
Tờ Washington Post tiết lộ: “Một số lượng nhỏ lực lượng quân đội Mỹ bên trong Ukraine gần đây đã bắt đầu kiểm tra tại chỗ để đảm bảo rằng quân đội Ukraine đang hạch toán chính xác số vũ khí do phương Tây cung cấp mà họ nhận được”.
Một cuộc họp ngắn của Lầu Năm Góc cũng xác nhận rằng, đội quân dự phòng “nhỏ” này đã được khuyến cáo không nên kiểm tra “gần” khu vực chiến tuyến :
Tờ Washington viết: “Quan chức giấu tên cung cấp thông tin cập nhật về quân sự sẽ không cho biết các cuộc kiểm tra đang diễn ra ở đâu, cũng như khoảng cách gần với các mặt trận mà quân đội Mỹ đang tiến tới. Quan chức này cho biết các nhân viên Mỹ không thể kiểm tra “gần tiền tuyến”, nhưng cho biết họ sẽ đến nơi mà các điều kiện an ninh cho phép”.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, “Tổng thống Mỹ Joe Biden đã loại trừ bất kỳ vai trò chiến đấu nào đối với các lực lượng Mỹ bên trong lãnh thổ Ukraine”.
Rõ ràng là, mặc dù Nhà Trắng đã ra tuyên bố quân đội Mỹ sẽ không “tham chiến” tại Ukraine, nhưng việc công bố 1 lực lượng nhỏ lính Mỹ làm nhiệm vụ giám sát vũ khí tại Ukraine, cũng được cho là sự khởi đầu khiêu khích đối đầu trực diện với Nga.
Câu hỏi đặt ra là: Nếu Nga coi các chiến binh đánh thuê nước ngoài và vũ khí viện trợ của phương tây vào Ukraine là mục tiêu hợp pháp, thì nhóm binh lính Mỹ có nằm trong tầm ngắm của Nga hay không? Và giả dụ nếu Nga tấn công thì sẽ gia tăng đáng kể khả năng Mỹ và Nga có thể xảy ra một vụ đối đầu trực tiếp.
Trong báo cáo tiếp theo vào hôm thứ Ba, tờ Washington Post đã trình bày chi tiết những điều sau:
“Các giám sát viên của Mỹ đã tiến hành kiểm tra trực tiếp khoảng 10% trong số 22.000 vũ khí do Mỹ cung cấp được gửi đến Ukraine”.
Trong khi ấy, Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine – bà Adrienne Watson cho biết, “Ukraine đã và đang hợp tác với tư cách là đối tác sẵn sàng về trách nhiệm giải trình vũ khí và thực hiện các biện pháp đảm bảo chuỗi hành động phù hợp”.
Vậy tại sao cho đến bây giờ Mỹ mới cử lực lượng đến giám sát lô hàng viện trợ, trong khi CNN ngay từ tháng 4 đã cảnh báo về sự thất thoát vũ khí ra khỏi lãnh thổ Ukraine? Phải chăng thời điểm này, chính quyền Kiev đang trên bờ vực sụp đổ hoàn toàn, và chính quyền Joe Biden đang tìm mọi cách để cứu vãn tình thế trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn?
Từ lâu, Nga đã cảnh báo sẽ tấn công các lô hàng vũ khí nước ngoài, các đoàn xe vận tải, và các kho vũ khí đạn dược của Ukraine.
Liệu lực lượng Nga có nhắm vào các thanh sát viên quân sự Mỹ đang có mặt chính thức ở phía sau chiến tuyến?
Mặc dù tại thời điểm này, chúng ta vẫn có thể gọi cuộc xung đột Ukraine là một “cuộc chiến ủy nhiệm” giữa Nga và NATO. Nhưng tất cả các dấu hiệu đều cho thấy, có khả năng đây sẽ trở thành một cuộc xung đột đối đầu trực tiếp.
Đương nhiên xung đột kéo dài càng kéo dài, thì khả năng xảy ra một kịch bản thảm khốc như vậy càng lớn. Cũng vậy, chính quyền Tổng thống Zelensky càng chậm đàm phán với Nga ngày nào, thì đất nước Ukraine càng bị phá hủy nhiều ngần ấy.
Đàm phán hay tiếp tục chiến tranh?
Giờ đây, đất nước Ukraine đã bị tàn phá kinh hoàng kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào nước này hồi cuối tháng 2. Ước tính số người thiệt mạng sở mức tối thiểu được xác nhận là 27.577 người (bao gồm 6.374 dân thường) cho đến mức tối đa là hơn 150.000 người.
Sự tàn phá này càng khủng khiếp hơn chừng nào tất cả các bên, bao gồm cả Mỹ và các đồng minh NATO vẫn cam kết hỗ trợ vũ khí.
Trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, Mỹ và NATO đã gửi vũ khí đến Ukraine để cố gắng ngăn cản Nga nhanh chóng đánh bại các lực lượng Ukraine.
Kể từ đó, mục tiêu duy nhất mà Tổng thống Zelensky và các đồng minh phương Tây công khai theo đuổi, đó là sẽ thu hồi toàn bộ lãnh thổ Ukraine trước năm 2014, đồng thời sẽ làm mọi cách để đánh bại và làm suy yếu nước Nga.
Đây là những mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự hy sinh tính mạng của hàng nghìn và có thể hàng trăm nghìn người Ukraine, bất kể kết quả như thế nào. Thậm chí tệ hơn, nếu NATO tiến gần đến thành công, họ có khả năng gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, bởi Nga không thể để thất bại.
Vào tháng 3, sau khi Ukraine tiến hành đàm phán kế hoạch hòa bình 15 điểm về ngừng bắn, rút quân của Nga và tương lai hòa bình với tư cách là một quốc gia trung lập, Mỹ và Anh đã từ chối cung cấp cho Ukraine các đảm bảo an ninh vốn là một phần quan trọng của thỏa thuận.
Cùng thời điểm đó, Thủ tướng Anh khi ấy là Boris Johnson đã đột ngột xuất hiện tại Kiev, mang đến hai thông điệp cho chính quyền Tổng thống Zelensky. Đó là không được thương lượng với Putin và Zelensky phải tiếp tục cuộc chiến.
Ba ngày sau khi Thủ tướng Anh rời Kiev, tổng thống Putin đã công khai nói rằng, các cuộc đàm phán với Ukraine “đã đi vào ngõ cụt”.
Vào ngày 9/4, thủ tướng Boris Johnson đã nói với Tổng thống Zelensky ở Kiev rằng, phương Tây “luôn sát cánh cùng với Ukraine trong cuộc chiến này”, và khẳng định phương Tây “đang ở trong đó lâu dài”, theo commondreams.
Điều đó đồng nghĩa một cuộc chiến lâu dài chống lại Nga đã được lên kế hoạch, và NATO không muốn có bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga.
Khi mọi cánh cửa đàm phán bị khép lại, vào tháng 5, Điện Kremlin bắt đầu chuyển hướng tới miền đông Donbass, buộc Tổng thống Zelensky phải thừa nhận vào ngày 2 tháng 6 rằng, Nga hiện đã kiểm soát 20% lãnh thổ của Ukraine trước năm 2014, khiến Ukraine ở thế yếu hơn chứ không phải mạnh hơn.
Sáu tháng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố vào tháng 4 rằng, mục tiêu mới của cuộc chiến là đánh bại dứt khoát và “làm suy yếu” nước Nga, Tổng thống Biden đã bác bỏ những lời kêu gọi về một sáng kiến hòa bình mới, đồng nghĩa với một cuộc chiến kéo dài bất tận cho tới người Ukraine cuối cùng.
Tuy nhiên vào tháng 6, Tổng thống Biden từng thừa nhận khả năng chiến tranh sẽ kết thúc trên bàn đàm phán. Nhưng câu hỏi hóc búa đối với Mỹ và NATO là “Khi nào đàm phán?”.
Vấn đề là, khi phe của bạn dường như đang chiến thắng, bạn có rất ít động lực để ngừng chiến. Nhưng khi bạn có nguy cơ thua cuộc, bạn cũng không có động lực để đàm phán từ một thế yếu, như Tổng thống Biden từng tuyên bố: “MỸ SẼ GIÚP UKRAINE Ở VỊ TRÍ KHẢ NĂNG MẠNH MẼ NHẤT TẠI bàn ĐÀM PHÁN”.
Đó là hy vọng mà cả Johnson và Biden đã thuyết phục Zelensky đặt cược vào tương lai của vận mệnh Ukraine vào tháng Tư.
Giờ đây, Ukraine đã và đang phát động các cuộc phản công nhằm giành lại quyền kiểm soát và thu hồi các phần lãnh thổ của mình. Người Nga đã đáp trả bằng cách chuẩn bị tung hàng trăm nghìn lính mới bổ sung vào cuộc chiến, và phá hủy một cách có hệ thống mạng lưới điện trên toàn lãnh thổ Ukraine.
Cuộc khủng hoảng leo thang tại Ukraine cho thấy sự yếu kém trong lập trường của chính quyền Biden, khi Mỹ và NATO đang đánh bạc với sinh mạng của người Ukraine, bằng cách viện trợ ồ ạt các loại vũ khí hạng nặng để giữ cho Ukraine có một vị thế quân sự mạnh hơn trong một mùa đông chiến tranh và nguy cơ mất điện trên diện rộng.
Đây là một canh bạc rủi ro nhằm tiêu hao lực lượng Nga, trong đó những người dân đóng thuế của Mỹ sẽ phải bỏ tiền mua hàng nghìn tấn vũ khí, mà không rõ kết cục có dẫn đến một cuộc đàm phán chấm dứt xung đột, hay leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân?.
Với sự hỗ trợ của Mỹ và NATO, chính quyền Tổng thống Zelensky đang đi vào con đường tự sát, khi từ bỏ các cuộc đàm phán hòa bình đầy hứa hẹn để ủng hộ một cuộc chiến lâu dài sẽ phá hủy đất nước của chính mình.
Sự khủng khiếp của chiến tranh, những mâu thuẫn trong chính sách của phương Tây, sự suy giảm nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu, cùng bóng ma hạt nhân đang gia tăng, đã thúc đẩy nhiều tiếng nói kêu gọi hòa bình.
Tất nhiên quý vị sẽ khó tìm thấy trên các phương tiện truyền thông dòng chính phương Tây những lời kêu gọi hòa bình từ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, hoặc của các nhà lãnh đạo tại 66 quốc gia phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9.
Đã có người Mỹ lên tiếng kêu gọi hòa bình, từ mọi thành phần xã hội, từ các chính trị gia cho đến các sĩ quan quân đội, từ nhà ngoại giao đã nghỉ hưu cho đến các nhà báo và học giả. Họ đã nhận ra những mâu thuẫn nguy hiểm trong chính sách của chính quyền Joe Biden đối với cuộc xung đột tại Ukraine.
Những tiếng nói kêu gọi hòa bình
Jack Matlock từng là Đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại Liên Xô, nhiệm kỳ từ năm 1987 đến năm 1991. Ông sở hữu di sản 35 năm làm việc với tư cách là chuyên viên Liên Xô trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Vào ngày 17/10 vừa qua, trong một bài báo đăng trên tạp chí Responsible Statecraft có tiêu đề “Tại sao Mỹ phải thúc giục ngừng bắn ở Ukraine”, ông Matlock đã viết rằng, với tư cách là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ukraine và là nhà tài trợ của các lệnh trừng phạt nhiều nhất áp lên Nga, Hoa Kỳ phải “có nghĩa vụ giúp tìm ra lối thoát” cho cuộc khủng hoảng này.
Bài báo kết luận: “Cho đến khi … giao tranh dừng lại và các cuộc đàm phán nghiêm túc được tiến hành, thế giới sẽ hướng đến một kết quả mà tất cả chúng ta đều là kẻ thua cuộc”.
Rose Gottemoeller, Phó Tổng thư ký NATO từ năm 2016 đến năm 2019 và từng là cố vấn cấp cao của Tổng thống Obama về kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí. Vào ngày 7/10, Rose Gottemoeller đã viết trên tờ Financial Times rằng, bà không thấy giải pháp quân sự nào cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhưng “các cuộc đàm phán kín đáo” có thể dẫn đến kiểu “mặc cả thầm lặng” như cách giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 60 năm về trước.
Ngay cả cựu cố vấn kỳ cựu Henry Kissinger cũng lên tiếng về sự vô nghĩa của chính sách hiện tại của Mỹ, khi ông này trả lời tờ Wall Street Journal hồi tháng 8 rằng, “Chúng ta đang ở rìa cuộc chiến với Nga và Trung Quốc về những vấn đề mà chúng ta đã tạo ra một phần, mà không có bất kỳ khái niệm nào về việc điều này sẽ kết thúc như thế nào hoặc nó sẽ dẫn đến điều gì.”
Tại Quốc hội Mỹ, sau khi mọi đảng viên Dân chủ bỏ phiếu cho một Đạo luật do Tổng thống Biden ký hôm 9/5 về việc trang bị vũ khí cho Ukraine, không có bất cứ điều khoản xây dựng hòa bình nào được đặt ra.
5 tháng sau, nghị sĩ đảng Dân chủ Pramila Jayapal cùng 29 đại biểu đảng cấp tiến khác đã ký một lá thư gửi Tổng thống Biden, thúc giục ông “thực hiện các nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ để ủng hộ một thỏa thuận thương lượng và ngừng bắn, tham gia vào các cuộc đàm phán trực tiếp với Nga…nhằm tìm cách kết thúc nhanh chóng xung đột” như nội dung lá thư đề cập.
Thật không may, phản ứng dữ dội ngay trong chính đảng của họ đã bùng nổ nghiêm trọng đến mức trong vòng 24 giờ sau, 30 nghị sĩ dân chủ này đã buộc phải rút lại bức thư. Bởi đơn giản, cụm từ Đàm phán hay Hòa bình thời điểm này vẫn chưa phải là một ý tưởng hay ho trong các đại sảnh quyền lực ở cả Nhà Trắng lẫn Đồi Capital.
Đây là thời khắc cực kỳ nguy hiểm trong lịch sử nhân loại hiện đại. Ngay cả khi hai siêu cường Mỹ-Nga cố gắng tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân, thì tác động của một cuộc chiến đẫm máu kéo dài sẽ phá hủy hoàn toàn đất nước và con người Ukraine, đồng thời gây ra thảm họa nhân đạo trên khắp châu Âu, và kéo theo một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chỉ có một con đường chấm dứt xung đột đổ máu: Đó chính là thông qua các biện pháp ngoại giao và đàm phán hòa bình. Thời điểm này, Tổng thống Putin vẫn luôn mở cánh cửa đàm phán, tiếc thay Tổng thống Zelensky vẫn từ chối bằng mọi giá.
Có thể bạn quan tâm: