Tổng thống Mỹ Donald Trump và cộng sự trong Nhà Trắng đang cho thấy những cáo buộc chính quyền Trung Quốc giấu dịch Covid-19 không chỉ là làn gió mát lấy lòng dư luận. Bằng chứng là phía Mỹ đang tung những đòn sát thương hướng về Trung Quốc.
- Tình báo Anh, Mỹ tiếp tục tố Trung Quốc giấu dịch Covid-19
- Mỹ có bằng chứng Covid-19 lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
- Mỹ ủng hộ Đài Loan tham gia LHQ, chọc trúng tim đen Trung Quốc
Xuất hiện trong buổi giao lưu với độc giả tờ Fox News ngày 3/5, Tổng thống Trump tái khẳng định việc ông cho rằng Trung Quốc đã chủ định lừa dối cả thế giới về quy mô, nguy cơ bùng phát dịch Covid-19. “Họ đã phạm một sai lầm rất khủng khiếp và lại không thừa nhận điều này”, ông Trump nói.
Người đứng đầu nước Mỹ nói thêm “họ đã cố gắng lừa dối và che đậy. Nó như một đám lửa. Sự thật là họ cố gắng dập lửa nhưng đã không thể nữa”, ông Trump nhận xét.
Cũng tại cuộc tọa đàm này, ông Trump một lần nữa nhắc lại rằng, Hoa Kỳ đã “dại dột” khi tài trợ một số tiền lớn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong khi Hoa Kỳ tài trợ cho tổ chức này 450 triệu USD mỗi năm, thì WHO lại phục vụ cho Trung Quốc.
Bên cạnh các cuộc khẩu chiến, ông Trump và Nhà Trắng đang gia tăng các biện pháp về kinh tế để trừng phạt sự dối trá của Bắc Kinh. Hãng Reuters đưa tin, Nhà Trắng đang tăng tốc thực hiện sáng kiến nhằm chấm dứt việc chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc vào Trung Quốc.
Một quan chức trong chính phủ Hoa Kỳ chia sẻ rằng, quá trình này có thể bao gồm việc chuyển hoạt động sản xuất tới các quốc gia thân thiện hơn.
“Chúng tôi đã dự liệu cho việc này, nhưng giờ là lúc thúc đẩy nó khẩn trương hơn. Cả chính phủ đều đang tăng tốc”, vị quan chức này nói.
Một quan chức khác nói, người Mỹ cần nhận ra bấy lâu họ đã mất gì trong cuộc chơi với Trung Quốc. “Đại dịch đã phơi bày hiện thực về nỗi lo mà mọi người vẫn canh cánh trong lòng khi làm ăn với Trung Quốc. Số tiền mà người Mỹ nghĩ là thu được khi giao dịch với Trung Quốc trước đây chẳng thấm tháp gì so với thiệt hại vì dịch Covid-19”.
Trong một phát ngôn mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach khẳng định, giảm sự phụ thuộc các chuỗi cung ứng vào Trung Quốc “là vấn đề theo chốt với nền an ninh của Hoa Kỳ”. Chính phủ Mỹ sẽ sớm thông báo bước đi mới về vấn đề này.
Đòn “báo ứng” ngoài kinh tế
Sự trừng phạt phía Mỹ dành cho Trung Quốc không chỉ đơn thuần như trên. Rất có thể dịp này, ông Trump sẽ chơi đòn tất tay với Bắc Kinh nếu thái độ của Nam Trung Hải không tích cực hơn.
Động thái minh chứng là Tổng thống Mỹ vừa cảnh báo sẽ đánh thêm thuế với Bắc Kinh (bên cạnh mức thuế 25% với 370 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc). Ngoài ra, Mỹ sẽ điều tra sâu hơn và có đòn trừng trị nghiêm với những công ty, quan chức Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Các công ty, doanh nghiệp nhúng chàm của Trung Quốc sẽ có thể chịu kịch bản bị trừng phạt tương tự như Huawei.
Một quan chức Mỹ còn tiết lộ, Hoa Kỳ đang khẩn trương thúc đẩy thành lập một liên minh gồm các “đối tác đáng tin cậy”, được gọi là “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế”. Mạng lưới này ra đời sẽ tạo thế gọng kìm siết sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc, không để Bắc Kinh có thể áp đặt luật chơi riêng lên kinh tế khu vực và thế giới. Theo Reuters, Hoa Kỳ đang gắn kết mạng lưới chặt chẽ hơn với nhóm các nước như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ; đồng thời, kéo các quốc gia châu Mỹ La tinh khỏi sự chi phối từ Trung Quốc.
Ngoài lĩnh vực kinh tế, Mỹ đang bày tỏ thái độ mạnh mẽ hơn trong việc ủng hộ Đài Loan – cái gai trong mắt chính quyền cộng sản Trung Quốc. Theo giới quan sát, việc ngày 1/5/2020, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) khẳng định ủng hộ Đài Loan tham gia các hoạt động tại LHQ, đã “châm ngòi” sự cuồng nộ của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ ca ngợi Đài Loan chống dịch thành công càng khoét sâu vào tim đen của Bắc Kinh.
Cùng với đó, không loại trừ khả năng dịp này, Mỹ sẽ có các cuộc điều tra toàn diện nhắm vào các vi phạm của chính quyền Trung Quốc như vấn đề nhân quyền, đàn áp người bất đồng chính kiến, người tín ngưỡng tôn giáo… Khi đó, chính quyền Trump sẽ có những lựa chọn trừng phạt Trung Quốc mạnh mẽ và có sức nặng hơn là đơn thuần nhắm vào kinh tế.