Thực tế cho thấy các chính sách về Ukraine của chính quyền Biden đang ngày càng thổi bùng xung đột. Một viễn cảnh đáng sợ của bóng ma chiến tranh đã nâng lên một tầm cao mới, khi Nga có thể thay đổi “Chiến dịch quân sự đặc biệt” thành một Cuộc chiến tranh tổng lực.
Hàng trăm tỷ đô la vũ khí trị giá được gửi đến Ukraine kể từ năm 2014 đã không thể làm gì để “bảo vệ” quốc gia này. Nó chỉ đem lại lợi ích cho tổ hợp công nghiệp-quân sự và những người uỷ thác chiến tranh tại Washington. Ukraine đối diện với giờ khắc sinh tử…
Ukraine phản công
Chính phủ Ukraine đang hân hoan trước kết quả của các đợt tiến công đẩy lùi lực lượng Nga vào cuối tuần, khi cuộc phản công lớn đầu tiên cuả nước này trước đó bị tổn thất nặng nề.
Các kênh truyền thông dòng chính phương Tây cũng vang lên niềm lạc quan mới, sau nhiều tháng Nga tiếp quản miền đông Ukraine ổn định.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valeriy Zaluzhnyi hôm Chủ nhật cho biết, quân đội của ông đã đẩy lực lượng Nga ra khỏi phía bắc Kharkiv.
Phó chỉ huy quân sự khu vực Kharkiv của Ukraine, Roman Semenukha tuyên bố đã giải phóng ít nhất 40 thị trấn và làng mạc.
Trong các tuyên bố của mình, ông Semenukha đã phủ nhận việc Ukraine chiếm lại được một số khu vực, là do lực lượng Nga rút khỏi chiến tuyến này để triển khai quân tới nơi khác.
Trong khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rút quân ra khỏi hai thành phố Balakliya và Izyum của Kharkiv “nhằm tập hợp lại quân đội, tăng cường cho mặt trận Donetsk”, thì chính quyền Kyiv và các chính trị gia phương Tây coi đây như một lời thừa nhận thất bại của lực lượng Nga.
Liệu có phải cuộc phản công của Ukraine chiếm lại Kharkiv với tốc độ “đáng kinh ngạc” như lời truyền thông phương Tây đăng tải? Hay là do lực lượng Nga chủ động rời bỏ Kharkiv như đã từng đột ngột rời bỏ thủ đô Kyiv?
Nga đột ngột rút lui, phải chăng là chiến thuật?
Việc tìm kiếm thông tin trung thực phản ánh đúng thực tế chiến sự đang diễn ra ở Ukraine thực sự là một thách thức.
Trong một tuyên bố qua video, Tổng thống Zelensky đã châm biếm rằng, “Quân đội Nga trong những ngày này đang chứng tỏ điều tốt nhất mà họ có thể làm – đó là thể hiện sự rút lui”.
Việc lực lượng Ukraine vui mừng khi lần đầu tiên tái chiếm khu vực Kharkiv kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự cách đây hơn 6 tháng là điều dễ hiểu. Và các quan chức phương Tây cũng vậy.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại cuộc họp báo hôm 9/9 rằng: “[Tiến bộ này của Ukraine] cho thấy bản lĩnh, kỹ năng và quyết tâm của các lực lượng Ukraine, và nó cho thấy sự hỗ trợ của chúng tôi đang tạo ra sự khác biệt mỗi ngày trên chiến trường”.
Tuy nhiên các phóng viên chiến trường tại Ukraine lại đang tỏ ra nghi ngờ về những tuyên bố của Nga trong việc rút quân. Vì họ cũng nhận thấy sự lặp lại kịch bản cách đây 6 tháng, khi Nga rút quân đột ngột khỏi ngoại ô Kyiv và sau đó mở chiến dịch tại miền đông Ukraine hồi tháng 3.
Việc Nga đột ngột rời Kyiv quá nhanh khiến họ bỏ lại rất nhiều vũ khí và thiết bị, y hệt như tại 2 thành phố Balakliya và Izyum hôm vừa qua.
Nhà báo Michael Rubin của trang 19fortyfive đã đặt câu hỏi cho tiêu đề bài viết của mình rằng: “Liệu Nga đột ngột rút lui tại các khu vực chiến lược ở Ukraine, có nghĩa là một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật sắp xảy ra?”.
Không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng niềm hân hoan của Ukraine sẽ sớm thay thế cho nỗi lo lắng, khi các nhà quan sát cho rằng, cuộc chiến có thể đang bước sang một giai đoạn nguy hiểm hơn nhiều.
Viễn cảnh về một cuộc chiến toàn diện đang lởn vởn trước mắt. Điều đáng sợ hơn là nó biến chiến trường Ukraine thành một cỗ máy xay thịt bởi chính sách sai lầm của chính quyền Joe Biden.
Mỹ thổi bùng ngọn lửa chiến tranh
Có một sự kiện đáng lưu ý: Đó là cuộc tái phản công của Ukraine diễn ra ngay sau cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine ở căn cứ không quân Ramstein tại Đức hôm 8/9.
Cuộc họp có sự tham dự của Tổng thư ký NATO, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Ukraine, cùng các nước đồng minh khác.
Tại căn cứ không quân Ramstein, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Tổng thống Biden đã thông qua đề xuất viện trợ quân sự thêm 675 triệu USD cho Ukraine.
Ông Austin tuyên bố: “Đây là lần thứ 20 chính quyền Tổng thống Biden rút khí tài từ kho quân đội Mỹ viện trợ cho Ukraine kể từ tháng 8/2021”.
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc tới việc rút khí tài từ kho Dự trữ quân đội Mỹ cho thấy, chính quyền Biden đã quyết định gửi những vũ khí tân tiến hơn, sau khi Kho dự trữ đã cạn kiệt các vũ khí “cấp thấp” mà trong video lần trước chúng tôi đã đề câp.
Việc tiếp tế lô vũ khí hiện đại còn lại trong kho dự trữ vũ khí của Mỹ và NATO cho Ukraine, cũng đồng nghĩa sẽ kéo dài xung đột hơn và tạo ra nguy hiểm leo thang xung đột.
Các nhà quan sát phương Tây cho rằng, áp lực đang đổ dồn lên Tổng thống Putin, trong bối cảnh Ukraine có động lực tích cực hơn khi Mỹ và NATO tăng cường viện trợ các hệ thống vũ khí tân tiến.
Kênh CNN cũng nhận định tuần qua là tuần thành công đáng kinh ngạc của quân Ukraine, và là tuần tồi tệ nhất trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine cho đến nay.
Tuy nhiên, các nhà theo chủ nghĩa dân tộc Nga lại cho rằng, tình thế tiến thoái lưỡng nan của Nga trên mặt trận Kharkiv hôm vừa qua, lại là tin tốt lành cho chính nước Nga.
Họ nói: “Đây là ngày tốt lành nhất từ trước đến nay đối với binh sĩ Nga đang hoạt động tại Ukraine. Phải thay đổi điều gì đó. Nếu bạn hỏi người Nga nên thay đổi điều gì, nói thật chúng tôi không biết. Nhưng chúng tôi tin rằng, điều đó có nghĩa là điện Kremlin không cần phải tiếp tục “Chiến dịch Đặc biệt này”.
Nga từ bỏ “Chiến dịch quân sự đặc biệt”?
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao các nhà hoạch định theo chủ nghĩa dân tộc Nga lại cho rằng ngày lực lượng Ukraine đẩy lùi quân Nga ra khỏi Kharkiv lại là một tin “tốt lành”?
Và tại sao Nga không cần phải tiếp tục “Chiến dịch quân sự đặc biệt” này nữa?
Để lý giải cho câu hỏi này, chúng ta cần nhìn lại chính trường và dư luận nước Nga trước và sau cuộc phản công của Ukraine hôm 10/9 vừa qua.
Có thể nói, việc Nga rút quân khỏi thành phố chiến lược Izyum hôm 10/9 là một thảm họa đối với lực lượng thân Nga ở khu vực này.
Nó cũng phản ánh thực trạng của việc thiếu nguồn lực, khi lực lượng Nga ở Ukraine được cho là quá mỏng để có thể dàn trải trên một chiến tuyến kéo dài tới 1.500 km. Để dễ hình dung, khoảng cách này tương đương từ thủ đô Kyiv đến thủ đô Berlin của nước Đức.
Đồng thời Nga cũng phải đối phó với quân đội Ukraine có quân số đông hơn nhiều, lại không bị áp lực về tổn thất nhân mạng, cũng như được trang bị nguồn vũ khí dồi dào từ phương Tây.
Dư luận nước Nga trong mấy ngày qua đã dấy lên những luồng quan điểm, yêu cầu chính quyền Tổng thống Putin phải nghiêm túc ngăn chặn con đường tiếp tế vũ khí của phương Tây, bao gồm cả việc phá hủy các cây cầu và các cơ sở hạ tầng lưỡng dụng khác mà lực lượng Ukraine đang sử dụng để tiếp viện vũ khí.
Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là ‘Chiến dịch quân sự đặc biệt’ của Nga không còn hiệu quả, mà phải chuyển sang một cuộc chiến tổng lực, bao gồm sử dụng các loại vũ khí tân tiến.
Trong video lần trước, chúng tôi đã đề cập đến việc Tổng thống Putin vẫn không điều động các máy bay ném bom chiến lược như quân đội Mỹ vẫn thường làm, để phủ đầu đối phương bằng cách phá huỷ cơ sở hạ tầng trước khi cho quân đổ bộ lên mặt đất.
Vì sao giới lãnh đạo Nga không làm điều này? Trước hết cần hiểu rõ nội tình nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.
Hai thập kỷ trước, nước Nga non trẻ hình thành từ đống di sản đổ nát thời hậu Xô viết, đã phải vật lộn với tình cảnh kiệt quệ cả về kinh tế lẫn quân sự.
Giới lãnh đạo chính trị Nga, trước hết là Tổng thống Vladimir Putin khi ấy được thúc đẩy bởi hai nguyên tắc chỉ đạo: Đó là làm theo ý dân và thực hiện các chính sách khôi phục kinh tế.
Việc Tổng thống Putin luôn được xếp hạng tín nhiệm cao trong các cuộc thăm dò độc lập của Nga suốt nhiều năm qua không phải là ngẫu nhiên.
Bởi đó là kết quả của các chính sách đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, khi Tổng thống Putin không cho phép các nhóm lợi ích gây ảnh hưởng lớn đến chính sách của Điện Kremlin.
Điều này thể hiện rõ nét trong cuộc chiến hồi thập kỷ 1990 và đầu những năm 2000, mà ông Putin tiến hành chống lại các nhà tài phiệt Nga trục lợi trên tài sản quốc gia sau khi Liên Xô sụp đổ.
Các nhà tài phiệt này đã cố gắng thao túng chính trường nước Nga nhằm giành được các thương vụ béo bở cho riêng mình. Nhiều tỷ phú đã phải vào tù, thậm chí lưu vong sang Anh, số còn lại kể từ đó đã dừng can thiệp vào công việc nội các.
Một nhóm nữa có vai trò ảnh hưởng cực lớn ở Nga, đặc biệt là trong Chiến tranh Lạnh. Đó chính là tổ hợp công nghiệp-quân sự và nhóm này đã từng bị lãng quên trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Yeltsin, do những hậu quả tài chính thảm khốc từ nỗ lực tư nhân hóa sai lầm của ông.
Dưới thời Tổng thống Yeltsin, nước Nga đã bị ‘chảy máu’ nguồn lực kỹ thuật quân sự, khi Trung Quốc chiêu mời nhiều nhà khoa học Nga sang làm việc tại nước này.
Dưới thời Tổng thống Putin, quân đội Nga đã phần nào hồi sinh, được tái vũ trang và được cung cấp đầy đủ nguồn lực.
Tuy nhiên đối thủ lớn nhất đối với các chính sách của Tổng thống Putin không phải là những chính trị gia theo phương Tây, mà là những người theo chủ nghĩa dân tộc, bao gồm cả những người theo cánh tả, cánh hữu và trung dung.
Cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cũng thuộc nhóm này. Những người theo chủ nghĩa dân tộc thường không theo phe phái rõ rệt tại Nga, nhưng họ có tiếng nói trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Một trong số đó là nhà báo truyền hình nổi tiếng nhất của Nga, ông Vladimir Soloviev, đã thể hiện quan điểm về các cuộc phản công của Ukraine như sau:
- Thứ nhất, cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine với sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Tổng thư ký NATO và các đồng minh ở căn cứ không quân Ramstein (Đức) hôm 8/9 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc chiến, vì tính chất đe dọa lớn hơn đến từ các hệ thống vũ khí tối tân của Mỹ.
Chẳng hạn như tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao GMLRS nhờ hệ thống định vị GPS, thay vì tên lửa dẫn đường bằng laser được chuyển giao cho Ukraine trước đây.
Ngoài ra còn có những loại vũ khí để tiêu diệt hệ thống radar của Nga được sử dụng để chỉ thị hỏa lực pháo binh.
- Thứ hai, Hội nghị tại Ramstein đã đánh dấu sự mở rộng hơn nữa của liên minh phương Tây đang tiến hành cuộc chiến tranh nhằm vào Nga.
- Thứ ba, thực tế cuộc chiến tại Ukraine thời điểm này không còn là cuộc chiến tranh ủy nhiệm, mà là một cuộc chiến trực tiếp thực sự giữa Nga và NATO. Vì vậy Nga cần phải tiến hành các biện pháp đáp trả thích đáng.
Trong đó, Nga nên loại bỏ các ràng buộc của “Chiến dịch quân sự đặc biệt”, bằng cách mở rộng quy mô phá hủy các cơ sở hạ tầng sử dụng cho mục đích kép của Ukraine trong việc chuyển vũ khí của phương Tây ra khắp các mặt trận của đất nước. Bao gồm hệ thống đường sắt, cầu cống, trạm phát điện… đều phải trở thành mục tiêu công bằng.
Hơn nữa, thủ đô Kiev sẽ không còn được Nga nhân nhượng, nếu các cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine tấn công vào các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát, hoặc tiến sâu trong lãnh thổ Nga.
Lưu ý là, những quan điểm này của nhà báo Vladimir Soloviev đã được phát sóng trên truyền hình Nga hơn một tháng trước, nhưng đã không thu hút sự chú ý bởi khi khi lực lượng Nga đang đạt được nhiều thành tựu trên chiến trường.
Tuy nhiên những rủi ro mới cho lực lượng Nga tại Kharkiv vừa qua, liên quan đến các chính sách của NATO tại Hội nghị Ramstein vừa qua, đã khiến các nhà theo chủ nghĩa dân tộc Nga hối thúc điện Kremlin từ bỏ “Chiến dịch quân sự đặc biệt” có quy mô nhỏ.
Quá trình “phi phát xít” cũng diễn ra liên tục, khi các lực lượng tân phát xít như tiểu đoàn Azov và các nhóm khác cực đoan khác của Ukraine cũng đã bị tiêu diệt.
Giai đoạn đầu của “Chiến dịch quân sự đặc biệt” là nhằm để thúc đẩy chính phủ Ukraine sớm đạt được thỏa thuận. Việc Nga điều quân bao vây thủ đô Kiev là cách thị uy để đạt được mục tiêu đó.
Cho tới cuối tháng 3, chính quyền Kiev đã đồng ý thực hiện các cuộc đàm phán với Nga. Tuy nhiên cuộc đàm phán đã bị đổ bể sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đến Kyiv yêu cầu Ukraine huỷ bỏ đàm phán, để thúc đẩy việc kéo dài chiến tranh nhằm “làm suy yếu nước Nga”.
Do đó, Nga đã rút lui khỏi thủ đô Kiev và bắt đầu giai đoạn hai của Chiến dịch, là mở mặt trận Donbass ở phía đông Ukraine. Kể từ đó, vùng Luhansk và hành lang đất liền nối tới Crimea, đặc biệt là thành phố Mariupol, đã nằm trong tầm kiểm soát của Nga.
Nhưng cũng vì vậy mà việc giải phóng Cộng hòa tự xưng Donetsk đã bị đình trệ, và số lượng binh sĩ Nga tại đây chỉ được duy trì ít ỏi, thậm chí giảm dần theo thời gian.
Trong khi đó, các lực lượng Ukraine đã củng cố lại lực lượng và nhận được một lượng vũ khí rất lớn từ phương Tây. Điều này đẩy lực lượng Nga tại mặt trận Izyum vốn đã ít ỏi, buộc phải điều chỉnh lại bằng cách giảm bớt lãnh thổ đang kiểm soát, để tập trung vào các mục tiêu ban đầu của cuộc chiến.
Công chúng Nga cũng đang dần nhận ra một tập thể liên minh quân sự phương Tây đang nhằm vào đất nước họ, và sắp tới có thể yêu cầu Điện Kremlin phải điều chỉnh quy mô của cuộc chiến.
Đó là lý do tại sao mà các nhà theo chủ nghĩa dân tộc tại Nga nói: “Chúng ta có thể nói rằng hôm nay là ngày tốt nhất từ trước đến nay đối với người Nga trên lãnh thổ Ukraine”.
Hiện quân đoàn 3 của Nga có khả năng sẽ được triển khai ở phía nam khu vực Donbass, và là một nhân tố có thể thay đổi cuộc chơi.
Những tuyên bố của Mỹ và NATO nói rằng Nga đang bị cô lập là sai. Một lần nữa, trên bình diện quốc tế, sự ủng hộ đối với Ukraine đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây.
Đề xuất mới nhất của Kiev hôm 27/8 về việc lên án Nga xâm lược Ukraine chỉ thu hút sự ủng hộ của 58 trong số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Khác xa với con số 141 quốc gia ủng hộ một nghị quyết không ràng buộc để lên án Mát-cơ va hồi tháng 3.
Thời gian luôn là lực lượng thứ ba trên chiến trường và cả hai bên tham chiến là Nga và Ukraine đều phải căng sức.
Trong khi đó Châu Âu đang dần đi vào con đường tự sát bằng cách mù quáng tẩy chay các nguồn năng lượng của Nga. Điều đó là không bền vững và theo thời gian, các lãnh đạo châu Âu sẽ ngừng tuân theo các chính sách diều hâu hiện nay của chính quyền Joe Biden.
Về phía Ukraine, nền kinh tế nước này đã gần như bị phá vỡ hoàn toàn và phải phụ thuộc vào sự trợ cấp của nước ngoài.
Ukraine không thể duy trì một cuộc chiến tranh lâu dài khi tờ nhật báo Handelsblatt
của Đức hôm 2/9 tiết lộ, rằng “sự gắn kết nội bộ” của chính phủ Ukraine “đang gặp nguy hiểm”, và dự báo một cuộc biến động chính trị sắp tới vào mùa đông.
Ngoài ra, còn có những thay đổi chính trị tiềm tàng bên trong nước Mỹ, khi chính quyền Biden đang có chỉ số tín nhiệm cực thấp trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp diễn ra.
Một cuộc chiến kéo dài sẽ rất khốc liệt và cũng thử sức chịu đựng của cả Nga, Mỹ, NATO và Ukraine.
Nga đang bắt đầu cuộc chiến một cách NGHIÊM TÚC?
Còn nhớ vào ngày 7/7, trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Duma Quốc gia Nga, Tổng thống Putin nói :
“Hôm nay tôi nghe nói họ muốn đánh bại chúng ta trên chiến trường. Vậy tôi có thể nói gì? Cứ để họ thử. Chúng tôi đã nghe rất nhiều lần về việc phương Tây muốn chiến đấu với chúng ta cho đến người Ukraine cuối cùng. Đây là thảm kịch cho người dân Ukraine nhưng có vẻ mọi thứ đang tiến về hướng đó. Nhưng mọi người nên biết rằng nhìn chung, chúng ta vẫn chưa bắt đầu bất cứ điều gì một cách nghiêm túc.”
Thực tế Nga mới chỉ tung ra 1/10 năng lực quân đội của mình, cũng như đem vào chiến trường Ukraine hầu hết là các loại vũ khí cũ.
Suốt hơn 6 tháng xung đột, lực lượng Nga cũng bảo tồn hầu hết các cơ sở hạ tầng dân sự cùng hệ thống điện nước của Ukraine, và thủ đô Kyiv gần như vẫn bình yên.
Tuy nhiên chỉ ít giờ sau khi tuyên bố đánh bật lực lượng Nga ra khỏi Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine và là trung tâm dân số lớn nhất gần biên giới với Nga, đã chìm trong bóng tối hoàn toàn vào đêm Chủ nhật.
Reuters đã xác nhận về sự cố mất điện trên diện rộng như sau: “Trung tâm thành phố thứ hai của Ukraine Kharkiv chìm trong bóng tối vào tối Chủ nhật do mất điện”.
Các quan chức Ukraine đang chỉ ra rằng, Nga đã tăng cường và tấn công có chủ ý nhằm vào các cơ sở điện, nước quan trọng của thành phố.
Trang web giám sát mạng toàn cầu NetBlocks cũng xác nhận sự gián đoạn Internet trên toàn khu vực Kharkiv.
Có thể thấy, chiến sự tại Ukraine đang chuyển một giai đoạn leo thang nguy hiểm, với việc Nga có khả năng từ bỏ chiến dịch quân sự quy mô nhỏ, sang một cuộc chiến tranh tổng lực tại Ukraine.
Nếu điều này xảy ra, nó báo hiệu một sự u ám bao trùm khắp châu Âu.
Tất cả đều bắt nguồn từ chính sách sai lầm của chính quyền Joe Biden.
Mỹ và NATO không hề có ý định giải quyết xung đột Ukraine, mà còn leo thang căng thẳng, bằng cách đổ thêm nhiều vũ khí vào một đất nước đang bị tàn phá dần bởi chiến tranh.
Thực tế, NATO là một tổ chức Chiến tranh Lạnh, được duy trì để mang lại lợi thế chính trị và tiền bạc cho giới tinh hoa theo Chủ nghĩa toàn cầu. Mục đích của nó chưa bao giờ thay đổi: Đó là làm suy yếu nước Nga.
Xem thêm: