Báo cáo ngày 16/3 của Bộ Tư pháp Mỹ, trong đó có FBI, Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) và cơ quan an ninh mạng cho biết không có bằng chứng về bất kỳ sự can thiệp hoặc thao túng nào của chính phủ nước ngoài trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, theo Epoch Times.
- Điểm tin 17/3: Công ty ông Dũng ‘lò vôi’ lỗ gần nửa tỷ mỗi ngày; Mỹ gây áp lực tối đa ở Biển Đông năm 2020
- Anh gia tăng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thách thức Trung Quốc
- Em gái Kim Jong Un cảnh cáo chính quyền Biden đừng gây sự ‘nếu muốn ngủ yên 4 năm tới’
Các cơ quan chính phủ liên bang đưa ra nhận định trong một báo cáo chung rằng họ “không có bằng chứng cho thấy bất kỳ tổ chức nào liên kết với chính phủ nước ngoài đã ngăn cản việc bỏ phiếu, thay đổi phiếu bầu hoặc làm gián đoạn việc kiểm đếm phiếu bầu hoặc truyền tải kết quả bầu cử một cách kịp thời, đã thay đổi bất kỳ khía cạnh kỹ thuật nào của quy trình bỏ phiếu hoặc làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của thông tin đăng ký cử tri của bất kỳ lá phiếu nào được chọn trong cuộc bầu cử liên bang năm 2020”.
Cũng trong ngày thứ Ba (16/3), Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia đã công bố một báo cáo riêng với kết luận tương tự.
Theo Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa, có một số vụ việc liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Nga và Iran được xác định.
“Một số tác nhân đã thu thập thông tin và có thể đã tiết lộ nhằm tạo ra các hoạt động gây ảnh hưởng, nhưng cuối cùng chúng tôi không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào như vậy được triển khai, sửa đổi hoặc phá hủy”, báo cáo cho biết, đồng thời lưu ý rằng “không rõ liệu những tác nhân đó có tìm cách thông báo cho các nhóm lợi ích chính sách ngoại giao hoặc các hoạt động bầu cử cụ thể không”.
Ngoài ra, cơ quan điều tra các tuyên bố liên quan đến gian lận bầu cử sau ngày 3/11 khẳng định rằng Cuba, Trung Quốc hoặc Venezuela đã sử dụng cơ sở hạ tầng bầu cử hoặc thực hiện kế hoạch thao túng phiếu bầu, tuy nhiên họ cho rằng chúng “không đáng tin cậy”.
“Chúng tôi không có bằng chứng – không thông qua việc thu thập thông tin tình báo về các tác nhân nước ngoài, không thông qua giám sát an ninh vật lý và an ninh mạng các hệ thống bỏ phiếu trên toàn quốc, không thông qua kiểm toán sau bầu cử và không thông qua bất kỳ phương tiện nào khác — rằng chính phủ nước ngoài hoặc các tác nhân khác đã xâm nhập cơ sở hạ tầng bầu cử để thao túng kết quả bầu cử”, Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa cho biết thêm.
Nga, Iran tiến hành chiến dịch nhắm vào cơ sở hạ tầng bầu cử
Liên quan đến Nga và Iran, báo cáo chỉ ra có các chiến dịch nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng gây tổn hại đến tính toàn vẹn của các mạng lưới quản lý một số chức năng bầu cử. Nhưng cuối cùng, chúng không gây ra tác động đáng kể đến dữ liệu cử tri, khả năng bỏ phiếu, kiểm phiếu hoặc việc truyền tải kết quả bầu cử.
Báo cáo cũng cho hay những tuyên bố của Iran cố gắng “làm suy yếu niềm tin của công chúng” vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ là “sai sự thật hoặc bị thổi phồng”.
Trong khi đó, Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia kết luận rằng không có tổ chức nhà nước nước ngoài nào cố gắng thao túng dữ liệu bỏ phiếu, đăng ký cử tri, nỗ lực lập bảng bầu cử hoặc kết quả báo cáo.
Theo báo cáo của ODNI, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho phép “các hoạt động nhằm bôi nhọ Tổng thống Biden và Đảng Dân chủ, ủng hộ cựu Tổng thống Trump, làm suy yếu niềm tin của công chúng vào tiến trình bầu cử và làm trầm trọng thêm sự chia rẽ chính trị xã hội ở Mỹ”.
Còn Iran đã “tiến hành một chiến dịch gây ảnh hưởng bí mật nhằm cản trở cơ hội tái đắc cử của cựu Tổng thống Trump – mặc dù không trực tiếp ủng hộ các đối thủ của ông ấy – làm suy yếu niềm tin của công chúng vào tiến trình bầu cử và các thể chế của Mỹ, đồng thời gây chia rẽ và làm trầm trọng thêm căng thẳng xã hội ở Mỹ ”, báo cáo tình báo tiết lộ.
Kết luận Trung Quốc không can thiệp bầu cử gây tranh cãi
Tuy nhiên, báo cáo của ODNI nói rằng Trung Quốc không cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử. Điều này dường như mâu thuẫn với tuyên bố của Cựu Giám đốc tình báo quốc gia John Ratcliffe, người đã xác nhận vào tháng 12/2020 rằng Trung Quốc đã thực sự can thiệp vào cuộc bầu cử 2020.
Vào thời điểm đó, ông Ratcliffe cáo buộc rằng thông tin tình báo về sự can thiệp bầu cử của Trung Quốc đã bị ban quản lý CIA ngăn chặn. Điều này đã gây áp lực buộc các nhà phân tích rút lại sự ủng hộ đối với quan điểm này.