Ăn thịt vịt rất ngon, bổ dưỡng nhưng mọi người nên nắm rõ những kiêng kỵ khi chế biến và thưởng thức thực phẩm này, tránh gây hại đối với sức khỏe.
- Lẩu gà không nên kết hợp với kinh giới, rau cải bởi sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
- 5 nhân bánh sủi cảo bổ dưỡng lưu lại làm dần cho gia đình ăn, đỡ phải mua bên ngoài tốn kém
- Virus có thể tồn tại trong tủ lạnh? Khuyến cáo khử trùng được chuyên gia khuyên dùng
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ăn thịt vịt. Thế nhưng, thực phẩm nào thì cũng có những điều kiêng kỵ riêng của nó.
Giá trị dinh dưỡng chứa trong thịt vịt
Thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Photpho, sắt vitamin (A, D, E, B1, B2…)… cao. Trong đó, khoảng 100g thịt vịt thì chứa tầm 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng).
Tác dụng chữa bệnh từ món thịt vịt
Theo đông y
Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị.
Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt.
Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thuỷ, trừ nhiệt, bổ hư.
Sách Nhật dụng bản thảo còn cho rằng, thịt vịt giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần.
Vịt có nhiều loại được chọn dùng tuỳ theo mục đích: Vịt trống đầu xanh mạnh về lợi tiểu tiện, vịt trắng xương đen trị hư lao nhiệt độc. Để làm thuốc nói chung thì nên dùng thịt vịt mái già. Thịt vịt thiên về bổ dương nên nam giới ăn sẽ bổ hơn phụ nữ.
Theo nghiên cứu khoa học
Ăn đúng cách các món chế biến từ thịt vịt sẽ có tác dụng tốt đối với việc hỗ trợ điều trị các bệnh lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị), hỗ trợ trong chữa trị bệnh về tim mạch.
Những người bị sốt, cơ thể phù nề, thể chất suy nhược, chán ăn, hay đổ mồ hôi vào ban đêm, thể chất yếu sau khi bị bệnh, phụ nữ kinh nguyệt ít, sản phụ thiếu sữa, lòng bàn tay bàn chân nóng, khí hư bạch đới thì nạp thịt vịt đều rất tốt trong việc điều trị các chứng bệnh này.
Thịt vịt kiêng kỵ với hai loại thực phẩm
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết trên báo VnExpress, thịt vịt kỵ với một số loại thực phẩm trong đó có:
Thịt ba ba
Hai loại thịt này chứa nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Thịt ba ba vị ngọt, tính bình còn thịt vịt thuộc tính mát.
Cho nên, nếu ăn chung hai loại thực phẩm này sẽ gây phù thũng, tiêu chảy.
Quả mận
Bởi mận tính nóng, ăn cùng thịt vịt dễ sinh nóng ruột. Vì vậy, sau khi nạp các món từ thịt vịt xong thì bạn không nên ăn mận.
Những trường hợp không nên ăn thịt vịt
Trên báo Lao Động cũng đăng tải thêm những trường hợp kiêng kỵ, không nên nạp thịt vịt để tránh mắc bệnh lại thêm nặng:
Mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt
Những người mắc bệnh gout không nên nạp món ăn này, vì nó chứa lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
Người mới phẫu thuật không nên ăn thịt vịt
Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên nạp thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.
Người có hệ tuần hoàn kém cũng không nên ăn thịt vịt
Người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều thịt vịt nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Trên đây là những điều kiêng kỵ khi ăn thịt vịt, bạn hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!