Một cuộc leo thang trả đũa với cường độ quy mô lớn của Nga có thể sắp diễn ra trong vài ngày tới, khi Trung Quốc liên tục kêu gọi công dân nước này rời khỏi Ukraine ngay lập tức.
Trung Quốc kêu gọi công dân khẩn cấp rời Ukraine
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 15/10 đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp đối với bất kỳ công dân Trung Quốc nào vẫn còn ở Ukraine, rằng hãy xuất cảnh ngay lập tức. Động thái này khiến các nhà quan sát lo ngại có chuyện gì ẩn giấu đằng sau lời kêu gọi này.
Thông báo này được cho là lệnh sơ tán mạnh mẽ nhất từ trước đến nay và cho thấy Bắc Kinh có thể đã được phía Nga thông báo về các kế hoạch quân sự.
Phỏng đoán bao gồm các cuộc không kích quy mô lớn hơn, có thể sắp xảy ra nhằm vào các thành phố của Ukraine, giống như các cuộc tấn công leo thang phá hủy các cơ sở năng lượng trên diện rộng của Ukraine trong hai ngày đầu tuần qua.
Cuộc di tản lớn đầu tiên của công dân Trung Quốc diễn ra bắt đầu từ tháng 3, trong đó khoảng 6.000 công dân Trung Quốc đã rời khỏi đất nước trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, theo Reuters.
Nhưng giờ đây, Tờ Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ viết: “Một số công dân Trung Quốc vẫn còn ở Ukraine đã đăng ký sơ tán khỏi đất nước, với hầu hết đăng ký sơ tán có tổ chức, trong khi những người khác chuẩn bị rời Ukraine tự túc”.
Thời báo Hoàn cầu tiếp tục đưa tin hôm Chủ nhật, “kêu gọi công dân Trung Quốc rời khỏi Ukraine, với lý do tình hình an ninh nghiêm trọng”
Các kênh truyền thông của Nhà nước Nga cũng bắt đầu công bố thông báo cảnh báo mới hôm Chủ nhật.
Tất cả diễn ra trùng với thời điểm các cuộc tấn công của Ukraine vào thành phố Belgorod của Nga.
Không rõ chính xác điều gì đã khiến cả Nga và Trung Quốc kích hoạt lời kêu gọi khẩn cấp đối với tất cả các công dân Trung Quốc rời khỏi Ukraine.
Video: Elon Musk có tên trong ‘danh sách cần trừng trị’ của Ukraine – Tin360 News.
Căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine: Điều gì sẽ xảy ra?
Giờ đây, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ bó hẹp giữa 2 quốc gia, mà khả năng cao quân đội NATO đã có mặt tại chiến trường Ukraine không chỉ với tư cách là cố vấn. Ukraine đang chiến đấu chống lại Nga hoàn toàn bằng tiền, vũ khí và thông tin tình báo của NATO.
Liệu Điện Kremlin đã sẵn sàng thay đổi các chiến lược?
Thay vì cố gắng kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn hơn, người Nga sẽ tìm cách sử dụng chiến lược “làm mềm” và phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng của Ukraine, đặc biệt là hệ thống lưới điện và nước.
Đây là một chiến thuật mà Nga đã tránh thực hiện trong nhiều tháng qua. Điều này đã gây ngạc nhiên cho chính các chiến lược gia quân sự thế giới, vì một trong những biện pháp đầu tiên mà Mỹ thường thực hiện trong một cuộc tấn công xâm lược là loại bỏ hầu hết các cơ sở hạ tầng quan trọng như quân đội Mỹ đã từng làm ở Iraq.
Tình báo Mỹ và Anh ban đầu cũng nhận định người Nga sẽ làm như vậy. Nhưng tất cả những phán đoán đó của phương Tây đều sai. Có lẽ ông Putin đang để dành viễn cảnh đó cho mùa đông khi lực lượng Ukraine sẽ gặp khó khăn hơn…
Việc Nga tấn công nhiều mục tiêu cơ sở hạ tầng bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái, đồng thời hạ gục ít nhất 50-60% lưới điện của Ukraine, đã khiến nước này đang lâm khủng hoảng trầm trọng.
Các mạng lưới này hiện đã được định tuyến lại để cung cấp một số nguồn điện cho các khu vực bị ảnh hưởng, nhưng cũng chỉ có thể hoạt động 5 tiếng một ngày.
Chính quyền thành phố Kyiv kêu gọi người dân và các doanh nghiệp hạn chế tiêu thụ điện từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối và kêu gọi các chủ biển hiệu quảng cáo tắt đèn trong thời gian này, theo thedailystar.
Ukraine đã tạm dừng tất cả xuất khẩu năng lượng sang châu Âu để đối phó với sự cố lưới điện. Có nghĩa là, EU thậm chí còn mất nhiều hơn các nguồn năng lượng chính của họ, bên cạnh việc mất khí đốt, dầu thô và than đá của Nga.
Các chuyên gia quân sự cho rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga là ngẫu nhiên, và chỉ được kích hoạt trả đũa bởi các hành động phá hủy một phần cầu Crimea của Ukraine.
Tuy nhiên một vị tướng hàng đầu của Mỹ, hiện đã nghỉ hưu là Ben Hodges tin rằng, cường độ và khối lượng của các cuộc tấn công hôm 8 và 9/10 cho thấy chúng đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng trước cả vụ nổ cầu Crimea. Có nghĩa là, Nga đã chủ động bước sang giai đoạn tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Trong suốt 8 tháng giao tranh, có thể nói Nga đã thua Ukraine, Mỹ và NATO trên mặt trận truyền thông. Các kênh truyền thông dòng chính phương Tây thường đưa tin 1 chiều, đưa tin sai lệch miễn sao có lợi cho Ukraine và bất lợi cho Nga.
Cuộc xung đột này đã được thúc đẩy vì lợi ích của những người theo giới tinh hoa toàn cầu. Trong khi đa số những người theo cánh hữu tại Mỹ phản đối chiến tranh, thì nhiều đảng viên Đảng Dân chủ cánh tả và một số đảng phái Cộng hòa đã tích cực thúc đẩy ủng hộ chiến tranh, để khiến công chúng Mỹ ủng hộ sự can dự sâu rộng của Mỹ, với mục đích có thể mở các đợt triển khai quân đến Ukraine, theo foreignpolicy.
Nỗ lực này phần lớn cho đến nay đã không thành công, nhưng họ sẽ không nản lòng thử lại khi xung đột leo thang, thậm chí còn cổ vũ chiến tranh hạt nhân như hạ nghị sĩ thiên tả Alexandria Ocasio-Cortez, theo foxnews.
Điều đó không có nghĩa là Ukraine không phải đối mặt với thảm họa. Thực tế cho đến trước ngày 8/10, chính quyền Kyiv lẫn người dân Ukraine đã được hưởng những tiện nghi hiếm có ở một đất nước đang bị chiến tranh tàn phá, bao gồm cả điện, nước và liên lạc Internet.
Nhưng mọi thứ hiện đang thay đổi. Khi các hệ thống lưới điện tiếp tục bị phá hủy bởi các cuộc tấn công có chủ đích, hàng triệu người Ukraine sẽ tìm cách rời khỏi khu vực, hoặc đất nước để tị nạn sang các nước láng giềng là điều không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, những lời kêu gọi của Ukraine tới các quốc gia NATO mời gọi can thiệp trực tiếp sẽ gia tăng, và các kênh truyền thông dòng chính sẽ cố gắng khuếch đại nhiều nhất có thể.
Ukraine sẽ chuyển sang các cuộc tấn công bất đối xứng hơn trong lãnh thổ Nga, và sử dụng nhiều hành động du kích hoặc khủng bố, để gây ra phản ứng rộng rãi hơn từ Nga và từ đó có thể thu hút Mỹ, NATO và EU vào cuộc.
Nga sẽ phản ứng thế nào?
Có thể Tổng thống Putin vẫn kiên nhẫn chờ đợi thời gian. Người Nga chỉ phải chịu áp lực kinh tế tối thiểu, và trái ngược hoàn toàn với các nước phương Tây, Nga đang tận hưởng sự bùng nổ về lợi nhuận năng lượng và mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc và Ấn Độ.
Tất cả những gì Tổng thống Putin phải làm là đợi cho NATO và EU hết vũ khí lẫn tài chính, và điều này không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra. Từ góc độ chiến lược, có thể Nga vẫn tiếp tục các cuộc tấn công có chủ đích hơn là cố gắng chiếm thêm lãnh thổ..
Câu hỏi lớn nhất hiện nay là: Liệu những leo thang này có dẫn đến một sự kiện hạt nhân hay không?
Tất nhiên một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu sẽ khó xảy ra, nhưng một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật thì có khả năng hơn.
Một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể do Nga hoặc có thể do ai đó tạo ra theo kiểu cờ giả, như trong vụ nổ đường ống Nord Stream rồi đổ lỗi cho Nga. Cả hai trường hợp này đều sẽ mang lại lợi ích thực sự cho giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu, những người có thể sử dụng hình ảnh đám mây hình nấm bao trùm Ukraine như một công cụ gây ra nỗi sợ hãi tột độ cho người dân toàn thế giới.
Công chúng có thể dễ bị uốn nắn và dễ kiểm soát hơn khi truyền thông luôn đưa tin rằng, những người Nga xấu xa với vũ khí hạt nhân sắp xóa sổ họ.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Ukraine sẽ kết hợp với cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra ở châu Âu vào mùa đông này, sẽ dẫn tới nền kinh tế của nhiều nước trong khối EU đổ vỡ. Và mức độ của cuộc khủng hoảng và xung đột sẽ được quyết định bởi sự khắc nghiệt của mùa đông.
Có thể bạn quan tâm: