Site icon Tin360

Video: Vòng tròn kỳ lạ bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Ấn Độ

Video: Vòng tròn kì lạ bất ngờ xuất hiện trên bầu trời tại Ấn Độ

Vòng tròn kì lạ trên bầu trời thành phố New Delhi, Ấn Độ (ảnh căt từ video).

Vòng tròn kỳ lạ bất ngờ xuất hiện trên bầu trời tại Ấn Độ khiến nhiều chuyên gia “đau đầu” đi tìm lời giải.

Theo một chủ kênh YouTube về UFO, đây có thể là tác phẩm của một người ngoài hành tinh đang ẩn mình sau những đám mây; nhưng bất ngờ bị thời tiết của thành phố New Delhi làm cho lộ diện. Nhiều tín đồ UFO cũng cho rằng “ngay cả người ngoài hành tinh cũng có lúc mắc sai lầm”.

Ngay lập tức, sự kiện thu hút rất nhiều sự quan tâm không chỉ của người dân; mà còn cả các chuyên gia về UFO. Nhiều người dân tỏ ra ngạc nhiên và cố gắng chụp lại hiện tượng kỳ lạ này bằng điện thoại.

Kênh YouTube nổi tiếng UFO Sightings Daily đã mô tả cảnh quay là “tuyệt vời hấp dẫn” và rất hiếm gặp.

“Vật thể là một hình tròn hoàn hảo và dường như không được tạo ra từ khói. Bản thân tôi cũng không thể hiểu đây là vật gì” – Scott C. Waring – chủ kênh cho biết được báo Pháp luật và bạn đọc đăng tải.

Vòng tròn kỳ lạ trên bầu trời Ấn Độ (ảnh cắt từ video).

Nhưng không phải ai cũng chấp nhận lời giải thích liên quan đến các thế lực thần bí ngoài không gian.

“Đây là một chiếc vòng được hình thành sau một vụ nổ và tia lửa của một máy biến điện. Đó là cảnh thường thấy”, một người nào đó nói.

Mời quý độc giả xem video:

Những hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời vẫn luôn khiến nhiều người kinh ngạc và thích thú. Tuy nhiên, nó cũng khiến các nhà khoa học đau đầu khi tìm lời giải thích.

Xem thêm hiện tượng: Mặt trời giả

Mặt trời giả là hiện tượng lạ khi xuất hiện hai, ba hay nhiều “Mặt trời” xuất hiện cùng lúc, chỉ có một Mặt trời thật còn lại là hư ảo được gọi Mặt trời giả. Mặt trời thật sáng hơn các Mặt trời giả. Hiện tượng mày thường diễn ra lúc mặt trời ở gần chân trời, Mặt trời giả là các vùng sáng ở rìa.

Mặt trời giả là hiện tượng lạ thu hút sự chú ý của nhiều người (ảnh chụp màn hình trên báo khoahoc.tv).

Hiện tượng thiên văn này tuy hiếm nhưng không thần bí vì đều là những hiện tượng quang học bình thường, do sự khúc xạ ánh sáng của các tinh thể bụi đá trong các đám mây ở trên cao tạo nên, theo báo khoahoc.tv.