Site icon Tin360

Video: Cuộc giao lưu bằng dép giữa hai vợ chồng trẻ

Hai vợ chồng trẻ trêu nhau trước khi người chồng ra khỏi nhà (ảnh cắt từ clip).

Hai vợ chồng trẻ trêu nhau trước khi người chồng ra khỏi nhà (ảnh cắt từ clip).

Thoạt nhìn tưởng hai đứa trẻ cầm dép trêu nhau, nhưng nếu có con thì nên kềm chế kẻo trẻ nhỏ bắt chiếc theo bố mẹ”, một người bình luận.

Video ghi lại hình ảnh hai vợ chồng trẻ trêu đùa nhau

Nguồn video: VnExpress.

Theo đoạn video dài hơn 1 phút ghi lại hình ảnh đôi vợ chồng trẻ trêu đùa nhau từ trong nhà ra ngoài sân.

Mỗi người đều cầm dép trên tay và trêu nhau như 2 đứa trẻ, sau khi người chồng đi ra khỏi nhà mới dừng lại.

Xem xong video nhiều người cảm nhận được bầu không khí vui vẻ của đôi vợ chồng trẻ mang lại. Cũng có nhiều người vẫn còn gìn giữ được nét văn hoá xưa, nên không đồng tình với những hành động này; vì theo họ vợ chồng cần phải ôn hoà, nhã nhặn với nhau để làm gương cho con trẻ.

Góc bình luận: ” Vui thôi đừng vui quá nhen”

“Nếu là vợ chồng son thì cũng vui đấy! Nếu đã có con thì nên kềm chế, giỡn nhây rồi lây tính cho con nhỏ, đến khi tụi nhỏ đi học rồi bắt chước bố mẹ trêu ghẹo bạn học, phiền hà lắm đó”.

“Hồn nhiên như 2 đứa trẻ, nhưng như vậy lại hay hờn dỗi”.

“Hai vợ chồng này chưa có con”.

Cổ nhân có câu: “Vợ chồng tương kính như tân”

Theo Trithuc.vn, câu nói của người xưa để lại có ý tứ chính là vợ chồng cùng tôn kính lẫn nhau như đối với tân khách. Người trẻ ngày nay cho rằng, đã là vợ chồng, đã quá gần gũi, thân thuộc rồi nên không cần câu nệ khách sáo. Họ cũng cho rằng, vợ chồng tôn kính nhau như khách là không có tình cảm, có khoảng cách và có sự phân biệt. Vì thế, họ dùng cách thức suồng sã để đối đãi với nhau, thậm chí có người vợ còn cho rằng phải “ở trên” chồng một chút mới là thể hiện tầm quan trọng của mình trong gia đình.

Quan niệm “tương kính như tân” của cổ nhân thì có hàm ý là người vợ kính yêu người chồng, người chồng quý trọng người vợ, đôi bên cùng tôn kính lẫn nhau, không xuề xòa, không thất lễ. “Vợ kính chồng như núi, chồng quý vợ như ngọc”, đó là cách đối đãi giữa vợ và chồng của người xưa.

Bàn về đạo vợ chồng, trong “Lễ Ký. Ai Công vấn” cũng có ghi lại câu chuyện: Một lần, quốc quân Lỗ Ai Công của nước Lỗ đàm chuyện cùng Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Tam đại thánh thời cổ đại là Nghiêu, Thuấn, Vũ, lúc cầm quyền một mực đều tôn trọng thê tử, thuận theo đạo vợ chồng. Bởi vì mối quan hệ với thê tử là mối quan hệ chính yếu nhất trong các mối quan hệ thân tình, vậy thì sao có thể không tôn trọng thê tử được?”

Câu chuyện thể hiện cái nhìn của cổ nhân về mối quan hệ vợ chồng cũng như vị thế của người vợ trong xã hội xưa.