Nhiễm COVID-19 mà không biểu hiện triệu chứng nào thì có lây nhiễm không? Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc giải đáp vấn đề này.
- Phóng túng, chủ quan dễ gọi mời Covid-19
- Cách đi chợ trong mùa dịch COVID-19
- Phòng ngừa dịch COVID-19 nhà ở, nơi làm việc bằng phương pháp xông hơi y học cổ truyền
Vào chiều ngày 31/3, CDC của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc đã công bố những câu hỏi và trả lời về phòng chống, kiểm soát dịch COVID-19 đối với trường hợp nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng trên tờ Sohu cho người dân hiểu hơn về vấn đề này.
Q: Thế nào là lây nhiễm không dấu hiệu của chủng virus corona chủng mới?
A: Nhiễm virus corona chủng mới không triệu chứng (gọi tắt là nhiễm bệnh không triệu chứng) đề cập đến những người không có triệu chứng lâm sàng liên quan, chẳng hạn như sốt, ho, đau họng và các triệu chứng, dấu hiệu khác có thể tự nhận biết hoặc nhận biết lâm sàng, nhưng khi kiểm tra dịch tễ thì phát hiện dương tính.
Nhiễm bệnh không triệu chứng được chia thành 2 trường hợp:
– Một là kiểm tra dương tính nhưng trong qua 14 ngày ủ bệnh, không có triệu chứng hoặc dấu hiệu nào có thể nhận biết hoặc nhận biết lâm sàng.
– Xét nghiệm axit nucleic của người nhiễm bệnh là dương tính và không có triệu chứng, dấu hiệu tự nhận biết hoặc lâm sàng tại thời điểm lấy mẫu. Nhưng sau đó có một số biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm bệnh không triệu chứng trong giai đoạn ủ bệnh.
Q: Đối với việc phòng ngừa và kiểm soát dịch virus corona chủng mới có những yêu cầu gì với người dân?
A: Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc đã công bố: “Kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát virus corona chủng mới” (ấn bản thứ ba) vào ngày 28 tháng 1. Các yêu cầu rõ ràng, cụ thể đã được đặt ra cho việc báo cáo và quản lý dịch bệnh đối với các trường hợp nhiễm bệnh mà không có hiện tượng.
Tất cả các loại tổ chức y tế và sức khỏe ở các cấp nếu phát hiện nhiễm bệnh không triệu chứng cần báo cáo trực tuyến trong vòng 2 giờ. Ở cấp quận (huyện), cơ quan kiểm soát dịch bệnh đã hoàn tất điều tra dịch tễ sau khi nhận được báo cáo về trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng, tiến hành đăng ký những người có liên quan chặt chẽ một cách kịp thời, báo cáo kịp thời tình hình điều tra trường hợp hoặc báo cáo điều tra thông qua hệ thống thông tin quản lý báo cáo bệnh truyền nhiễm.
Về nguyên tắc, những người bị nhiễm bệnh không triệu chứng nên được cách ly trong 14 ngày, sau khi được cách lý trong 14 ngày và có hai xét nghiệm axit nucleic âm tính liên tiếp (khoảng thời gian lấy mẫu ít nhất là 24 giờ) có thể không cần cách lý, chỉ cần tiếp tục quan sát ở nhà.
Nếu có các biểu hiện lâm sàng trong quá trình cách ly quan sát y tế, người bệnh cần được chuyển ngay đến cơ sở để xác nhận và được điều trị chuẩn. Tiếp xúc gần với lây nhiễm không triệu chứng cũng được yêu cầu cách ly tập trung và theo dõi y tế trong 14 ngày.
Q: Làm sao để phát hiện những người bị lây nhiễm mà không có triệu chứng? Cho đến nay Trung Quốc đã phát hiện bao nhiêu trường hợp lây nhiễm mà không có triệu chứng?
A: Trước mắt, chúng tôi chủ yếu chủ động tìm các bệnh nhân lây nhiễm không triệu chứng thông qua các phương pháp sau:
Thứ nhất, phát hiện tích cực trong quá trình quan sát y tế các trường hợp tiếp xúc gần với những bệnh nhân mới nhiễm virus corona mới.
Thứ hai, phát hiện tích cực trong quá trình điều tra dịch cụm.
Thứ ba, là chủ động phát hiện số người bị phơi nhiễm trong quá trình theo dõi nguồn lây nhiễm của các trường hợp đã bị lây nhiễm virus corona.
Thứ tư, tiến hành phát hiện tích cực một số người có lịch sử du lịch, cư trú tại các khu vực nơi các ổ dịch đang lan rộng ở trong nước và ngoài nước.
Tính đến 24:00 ngày 30 tháng 3 năm 2020, Trung Quốc có 1.541 ca nhiễm bệnh không triệu chứng theo quan sát y tế, trong đó 205 là nhập cảnh nước ngoài.
Q: Những người nhiễm bệnh mà không có triệu chứng có thể lây nhiễm cho người khác không?
A: Theo dữ liệu phân tích của quốc gia và một số tỉnh, có những trường hợp tiếp xúc gần gũi với những người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Trong các cuộc điều tra dịch tễ học, người ta đã phát hiện ra rằng, có những đợt bùng phát riêng lẻ do những người nhiễm bệnh không triệu chứng.
Theo các mẫu nghiên cứu thì lượng virus trong đường hô hấp của những người nhiễm bệnh không triệu chứng không khác nhiều so với những người nhiễm bệnh có triệu chứng. Dựa trên sự giám sát và nghiên cứu hiện tại, lây nhiễm không triệu chứng là bệnh truyền nhiễm, nhưng thời gian nhiễm trùng, mức độ lây nhiễm và phương thức lây truyền cần được nghiên cứu khoa học hơn nữa.
Một số chuyên gia tin rằng, trong các trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng, mẫu axit nucleic đường hô hấp có thể phát hiện axit nucleic gây bệnh, nhưng vì không có triệu chứng lâm sàng như ho và hắt hơi, nên khả năng mầm bệnh được truyền ra ngoài cơ thể gây ra lây truyền tương đối ít hơn so với các trường hợp có biểu hiện.
Q: Làm thế nào để đánh giá rủi ro và phòng ngừa các trường hợp lây nhiễm không triệu chứng?
A: Những người bị nhiễm bệnh mà không có triệu chứng vẫn có nguy cơ lây truyền.
Thứ nhất là do bản chất ẩn của lây nhiễn, do đó, những người nhiễm bệnh không có bất kỳ triệu chứng và dấu hiệu rõ ràng nào, rất khó tìm thấy để phòng tránh.
Thứ hai là sự chủ quan vì không có bất cứ triệu chứng nào, những người mắc bệnh không chủ động đến các cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị.
Thứ ba là tính giới hạn của phát hiện, rất khó tìm thấy tất cả các bệnh nhân lây nhiễm không triệu chứng bằng phương pháp xét nghiệm axit nucleic và phương pháp xét nghiệm huyết thanh học.
Các bệnh nhân nhiễm bệnh không triệu chứng chủ yếu được phát hiện do sàng lọc bằng cách tiếp xúc gần gũi với những bệnh nhân đã nhiễm bệnh, điều tra nguồn lây nhiễm, điều tra dịch tễ tổng hợp và phát hiện tích cực nhân sự ở các khu vực nguy cơ cao. Có thể nói việc phát hiện ra các trường hợp lây nhiễm không triệu chứng là rất khó.
Do đó, cần đặc biệt chú ý đến việc theo dõi các bệnh nhân nhiễm bệnh không triệu chứng, tăng các nỗ lực sàng lọc theo cách nhắm mục tiêu và mở rộng phạm vi phát hiện các trường hợp tiếp xúc gần, các khu vực và các nhóm trọng điểm. Một khi nhiễm trùng không có triệu chứng được phát hiện, việc cách ly và theo dõi y tế cần được thực hiện nghiêm ngặt theo các yêu cầu của chính phủ và nhà nước, và cách ly quan sát y tế cũng nên được thực hiện với những trường hợp tiếp xúc gần.
Vì các bệnh nhân nhiễm bệnh không triệu chứng đều không có triệu chứng lâm sàng, nên việc phòng ngừa và kiểm soát thực tế không thể lấy việc phát hiện, phân lập các nhóm bệnh nhân dựa trên triệu chứng là không thể thực hiện. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc xác định và cách ly bệnh nhân kịp thời và quản lý các mối quan hệ liên quan mật thiết đến bệnh nhân.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc phát hiện và cách ly kịp thời các trường hợp được xác nhận, các biện pháp thích hợp để giảm tiếp xúc giữa các cá nhân về cơ bản có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch.
Q: Bước tiếp theo, làm thế nào để thực hiện tốt công tác phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm không triệu chứng?
A: Thứ nhất là cải thiện kế hoạch kiểm soát. Nhanh chóng lấy một tỷ lệ mẫu nhất định trong khu vực trọng điểm bùng phát dịch. Tiến hành điều tra, phân tích dịch tễ học về nhiễm bệnh không triệu chứng, cải thiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. Sửa đổi và cải thiện các chương trình phòng ngừa, kiểm soát, chẩn đoán, đáp ứng một cách khoa học các nguy cơ lây nhiễm do nhiễm bệnh không triệu chứng, khống chế để không hình thành ổ dịch mới.
Thứ hai là tăng sàng lọc, giám sát. Các nỗ lực nhắm mục tiêu đã được thực hiện để tăng sàng lọc, mở rộng phạm vi thử nghiệm các khu vực trọng điểm và các quần thể trọng điểm của những trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng. Kết hợp với tình hình thực tế, khi nhiều địa phương bắt đầu để người dân đi làm, sản xuất và đi học lại. Chúng tôi sẽ tăng cường giám sát các thành phố chính, các quần thể chính và các địa điểm quan trọng để khám phá những nguy hiểm tiềm ẩn ở mức độ lớn nhất.
Làm tốt công việc ngăn chặn đầu vào và đầu ra của dịch bệnh xuyên biên giới, tiến hành xét nghiệm axit nucleic trên tất cả những người nhập cư. Sau khi tìm thấy các trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng, một cuộc điều tra dịch tễ học được tiến hành kịp thời, xác định nguồn lây nhiễm và thông tin được công bố minh bạch.
Thứ ba là tăng cường quản lý điều trị. Khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng, việc cách ly và quản lý y tế phải được thực hiện nghiêm ngặt theo các yêu cầu của chính phủ, và các trường hợp tiếp xúc gần cũng cần phải cách ly. Trong thời gian cách ly xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh, cần ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế để xét nghiệm và cách ly.
Thứ tư là tăng cường phòng thủ và kiểm soát nhóm. Tuân thủ sự kết hợp giữa các nhóm chuyên gia, tăng cường truyền bá kiến thức khoa học về phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn người dân phòng dịch một cách khoa học, đào tạo mở rộng và nâng cao khả năng phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở cấp độ cá nhân, nhân viên y tế và nhân viên cộng đồng. Từ ngày 1 tháng 4, các báo cáo, kết quả và quản lý người nhiễm bệnh không có triệu chứng sẽ được công bố trong thông báo dịch bệnh và phản ứng kịp thời với các mối quan tâm xã hội.
Q: Làm thế nào để bảo vệ bản thân mình tốt nhất?
A: Công chúng cần tăng cường tự bảo vệ và nhận thức một cách văn minh về tình hình sức khỏe, tăng cường vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang, chú ý vệ sinh cá nhân, thông gió cửa sổ, làm sạch và khử trùng thường xuyên, tránh tụ tập đông người và có lối sống lành mạnh.
Không cần phải hoảng sợ sau khi xét nghiệm axit nucleic dương tính. Bạn nên tích cực hợp tác với các tổ chức y tế và sức khỏe để theo dõi sức khỏe, cách ly và quan sát y tế, báo cáo kịp thời sau các triệu chứng như sốt và ho, chấp nhận để các cơ sở y tế chẩn đoán và điều trị chuẩn.
Nguồn: sohu