Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa qua đã công bố 9 ứng viên tiêu biểu cho giải pháp kinh doanh sẽ giúp châu Á xây dựng theo hướng “xanh” hơn và tốt hơn sau đại dịch Covid-19.
- Tổng thống Trump: Covid-19 sẽ biến mất trước khi tìm ra vắc xin
- Nhật Bản bảo vệ các công ty lớn khỏi nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm
9 doanh nhân được chọn bởi “Thử thách lối sống carbon thấp châu Á-Thái Bình Dương năm 2020”, có tính tiên phong trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp xanh trong lĩnh vực năng lượng carbon thấp, ngăn chặn chất thải nhựa, và tính di động của carbon thấp.
Người chiến thắng đến từ các nước gồm Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.
“COVID-19 đã mang đến sự hạn chế chưa từng có đối với nhiều hoạt động của con người, bao gồm cả những hoạt động gây thiệt hại đáng kể cho các hệ thống môi trường ở châu Á….Các doanh nhân ở châu Á có sẵn các giải pháp kinh doanh sáng tạo hoạt động để phục hồi kinh tế và môi trường. “Thử thách Lối sống Carbon thấp Châu Á Thái Bình Dương” sẽ giúp họ vượt qua các rào cản hệ thống mà các sáng kiến thường gặp phải, với các khoản tài trợ, quan hệ đối tác, đào tạo và tầm nhìn”
Ông Dechen Tsering, Giám đốc khu vực của UNEP, Châu Á và Thái Bình Dương
Những giải pháp bảo vệ môi trường
Những ứng viên đều còn trẻ và đang sở hữu những start-up tiềm năng mang đến những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong việc giảm lượng khí thải, nhựa…, hướng tới sự phát triển bền vững và an toàn.
Điển hình như doanh nghiệp RemakeHub của nữ doanh nhân Sissi Chao đến từ Trung Quốc, doanh nghiệp này hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các công ty đánh cá cũng như các thương hiệu thời trang để thu thập lưới đánh cá bị loại bỏ và sau đó biến chúng thành các sản phẩm nhựa tái tạo hiệu suất cao.
Hay như công ty The Green Road với ý tưởng biến rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng đường bộ, thuộc sở hữu của anh Rikesh Gurung tại Bhutan, họ đã thu hồi được 400 tấn nhựa thải từ các bãi chôn lấp và công nghiệp và dùng nó để trải trên 65 km đường, tiềm năng phát triển của The Green Road là rất lớn.
Osama là một kỹ sư điện người Pakistan, công ty khởi nghiệp của anh là ENENT với sản phẩm cốt lõi của công ty là Intellica – một thiết bị cân bằng tải tự động 3 pha dựa trên công nghệ cân bằng tải, có thể tiết kiệm cho các hộ gia đình 20-25% hóa đơn tiền điện với chi phí bỏ ra ban đầu thấp. Kết quả không chỉ tiết kiệm tài chính cho các chủ hộ gia đình ở Pakistan – nó còn có lợi cho môi trường, khi cắt giảm lượng khí thải carbon của các tòa nhà.
Bên cạnh đó là những ý tưởng sử dụng phần mềm hay nền tảng kết nối để tạo liên kết giữa những nhà cung ứng năng lượng tái tạo với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Tại Thái Lan, có 2 doanh nghiệp đang nỗ lực để giảm lượng khí thải Carbon ra môi trường, thông qua ý tưởng thúc đẩy người dân chuyển sang dùng xe điện, khi gần 83% dân số nước này đang sử dụng xe tay ga.
2 doanh nghiệp đến từ Việt Nam
Hai doanh nhân người Việt lọt vào danh sách này gồm chị Lê Thùy Linh với giải pháp ngăn chặn chất thải nhựa và anh Trần Nguyễn Duy Tuấn trong lĩnh vực năng lượng carbon thấp.
Nữ doanh nhân người Việt sở hữu công ty AYA Cup, công ty hoạt động theo cách kết hợp với các cửa hàng cà phê để cung cấp cho loại cốc dùng nhiều lần, tiện cho khách hàng mượn mang đi. Sau khi dùng, họ sẽ đem trả tại bất cứ điểm nào trong cùng hệ thống và lấy lại tiền đặt cọc (thông thường là 50.000 đồng).
Cốc của AYA có 35% là bột tre và melamine, sau khi dùng đem chôn khoảng 2 năm có thể phân hủy. đang nhắm đến 27 tấn nhựa và Xốp được tạo ra bởi ngành công nghiệp giao hàng và mang đi Việt Nam hàng năm. Nhưng những nỗ lực về môi trường của cô cũng nhằm mục đích mang lại lợi nhuận – ngành nhựa sử dụng một lần tại Việt Nam trị giá tới 1,6 tỷ USD mỗi năm.
Anh Duy Tuấn là đồng sáng lập kiêm CEO của Công ty Airiot, Airiot nhắm tới thị trường kinh doanh dịch vụ khách sạn và homestay ở Việt Nam, nhằm giải quyết thực tế nhiều khách thường để hệ thống điều hòa không khí trong phòng luôn bật, ngay cả khi họ đã ra ngoài, gây lãng phí điện rất lớn.
Giải pháp đơn giản của Airiot giúp khắc phục tình trạng này là một thiết bị nhỏ “chỉ như chiếc móc khóa” giúp điều khiển, kiểm soát hệ thống điện năng của cả một căn phòng. Thiết bị đã được lắp đặt thí điểm tại 500 phòng ở nhiều nơi tại Việt Nam. Những nơi áp dụng hệ thống giúp tiết kiệm điện của Airiot đã thấy giảm tiêu hao năng lượng từ 25-40% mỗi tháng, đi kèm với đó là mức giảm phát thải khí carbon ra môi trường.
“Thử thách lối sống carbon thấp châu Á-Thái Bình Dương” là sáng kiến do Bộ Môi trường Nhật Bản tài trợ, là một phần của mạng lưới Một hành tinh (mạng lưới của Chương trình 10 năm về Tiêu dùng và Sản xuất bền vững (10 YFP)). Các đối tác bao gồm Hội nghị bàn tròn châu Á Thái Bình Dương về tiêu thụ và sản xuất bền vững, Quỹ trái đất khổng lồ, Viện chiến lược môi trường toàn cầu, Mitsui Chemicals International và GCL Power.
Mỗi người chiến thắng sẽ nhận được 10.000 đô la tài trợ. Ngoài ra họ còn được tham gia các khóa đào tạo và được các chuyên gia trong ngành chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm phát triển mô hình kinh doanh cùng một số quyền lợi khác.