Chính quyền Trung Quốc hôm 20/1 đã công bố một lệnh trừng phạt nhắm vào hàng chục cựu quan chức Mỹ; vào thời điểm chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Donald Trump và người kế nhiệm – Joe Biden.
Lệnh trừng phạt liệt kê 28 quan chức của chính quyền Trump; trong đó có cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cựu Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien, cùng 25 quan chức liên bang khác.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lệnh này cấm các cựu quan chức và thân nhân trực hệ của họ nhập cảnh vào Trung Quốc; đồng thời hạn chế các công ty và tổ chức liên quan tới họ làm ăn ở Trung Quốc.
Lệnh trừng phạt của Trung Quốc chỉ mang tính hình thức
Các nhà phân tích cho biết cái gọi là “lệnh trừng phạt” này chỉ mang tính hình thức; vì các quan chức chính quyền Trump không cất giữ tài sản hay kinh doanh ở Trung Quốc, cũng không có nhu cầu nhập cảnh vào lãnh thổ Trung Quốc.
Điều đáng chú ý ở lệnh trừng phạt của Trung Quốc là: Nó được đưa ra vào phút chót – vào thời điểm Tổng thống Donald Trump rời thủ đô Washington về tư gia ở bang Florida, còn tân Tổng thống Joe Biden đang làm thủ tục nhậm chức.
Giới quan sát cho rằng động thái này của Trung Quốc là nhằm trả đũa nhiều biện pháp cứng rắn của chính quyền Trump trước khi ông rời nhiệm sở. Nhưng Trung Quốc “không dám” trả đũa sớm hơn, vì lo ngại tiếp tục “lãnh đòn” từ Tổng thống Trump.
Hàng loạt cú đánh của chính quyền Trump nhắm vào Trung Quốc
Chính quyền của Tổng thống Trump đã liên tiếp công bố các biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ.
Hôm 19/1, chính quyền Trump chính thức tuyên bố Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phạm tội diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ.
Hôm 18/1, Tổng thống Trump ký sắc lệnh yêu cầu các cơ quan đánh giá rủi ro và loại bỏ các thiết bị bay không người lái do Trung Quốc sản xuất. Cùng ngày, Reuters cho biết chính quyền Trump đã thu hồi một số giấy phép xuất khẩu hàng hóa cho cho tập đoàn Huawei Trung Quốc.
Hôm 14/1, chính quyền Trump công bố lệnh trừng phạt mới nhắm vào các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hôm 13/1, Nhà Trắng công bố Tổng thống Trump ký sắc lệnh cấm triệt để đầu tư vào các công ty quân sự Trung Quốc.
Hôm 12/1, chính quyền Trump cho giải mật bản chiến lược chống lại chính quyền Trung Quốc…
Chính quyền Biden không hài lòng với lệnh trừng phạt muộn màng của Trung Quốc
Trong một tuyên bố với Reuters, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền Biden, bà Emily Horne cho rằng: “Việc áp đặt các biện pháp trừng phạt này vào Ngày nhậm chức dường như là một nỗ lực nhằm gây chia rẽ đảng phái”.
“Người Mỹ của cả hai đảng nên chỉ trích động thái thiếu hiệu quả và đầy nhạo báng này. Tổng thống Biden mong muốn được hợp tác với các nhà lãnh đạo ở cả hai đảng để đưa Mỹ cạnh tranh hơn với Trung Quốc”.
Dù vậy, giới quan sát hoài nghi về mức độ cứng rắn của ông Biden với Trung Quốc. Trong thời gian làm phó tổng thống trong chính quyền Obama, ông Biden là người đã ngăn cản hải quân Mỹ tuần tra Biển Đông nhằm tránh chọc giận Trung Quốc.
Gia đình ông bị cáo buộc có quan hệ lùm xùm về tài chính với các công ty thuộc kiểm soát của chính quyền Trung Quốc.
Tổng thống Trump nhiều lần bình luận rằng: Nếu ông Biden đắc cử thì Hoa Kỳ sớm hay muộn cũng bị Trung Quốc “sở hữu”.