Mới đây, trên báo VTC News có đăng tải một số bình luận của độc giả khi đọc bài viết: “Ngày càng đáng sợ, ra đường có chuyện không ai cứu người nữa rồi”.
- Nhìn ảnh con mới sinh trong điện thoại, người đàn ông rơi nước mắt ‘vợ và 3 con tôi là hành khách’
- Dùng Google Earth tìm nhà mình, người đàn ông nhìn thấy bố đã qua đời 7 năm trước
- Chú shipper cười tươi khi bị khách phát hiện chở theo con gái đặt trong túi giao hàng
Cụ thể, dưới bài viết đã để lại nhiều bình luận với hai luồng ý kiến trái ngược nhau: Một là phê phán tình trạng thờ ơ vô cảm trước tai họa của người khác; hai là phản đối việc chỉ trích những người “ngoảnh mặt làm ngơ” vì họ phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ làm ơn mắc oán, cứu người gặp họa.
“Tất cả là sợ bị vạ lây thôi”, độc giả Tuấn Vinh lý giải về thái độ được coi là bàng quan trước hoạn nạn của người khác, vốn đang ngày phổ biến. Anh kể: “Như anh trai tôi, trên đường đi làm gặp một chị bị tai nạn giao thông, anh dừng xe đỡ chị đó dậy. Rồi người nhà chị đó chạy lại đánh anh trai tôi tơi tả, gãy cả xương sườn, mặt mày thâm tím. Họ còn đập hỏng cả xe máy, anh trai tôi phải nhập viện.
Hai ngày sau, chị bị tại nạn giao thông tỉnh dậy nói không phải anh trai tôi gây tai nạn. Lúc này gia đình họ mới đến xin lỗi, nhưng anh trai tôi phải nằm viện 15 ngày. Như vậy thử hỏi có ai còn dám ra tay cứu giúp để rồi gặp vạ không nhỉ? Các cụ nhà ta có câu: ‘Được vạ thì má đã sưng”.
Độc giả Lê Beo khẳng định, anh không vô cảm và tin rằng nhiều người cũng không vô cảm, nhưng những tình huống anh từng gặp phải khiến anh thông cảm với những người không giúp đỡ nạn nhân trên đường: “Tôi nhiều lần giúp đưa người bị tai nạn đi cấp cứu, có lần tôi phải đóng viện phí và chờ tìm người nhà gần cả ngày, bệnh viện mới chịu cho đi, có lần còn bị công an điều tra bắt khai báo mấy lần. Ôi khó trách lắm. Còn những vụ đấm đá, đâm chém thì thôi đừng trách những người không giúp đỡ, tội nghiệp”.
Bên cạnh đó cũng có không ít độc giả cho rằng thật đau lòng khi chuyện bỏ mặc người gặp nạn được coi là bình thường, bạn Tuyển Lê bình luận: “Buồn vì đọc những bình luận biện minh cho nạn thấy chết không cứu. Các bạn nói đều có lý, quả thật cứu người nhiều lúc thiệt mình, quả là ai cũng có quyền nghĩ đến sự an toàn của mình đầu tiên. Thế nhưng tôi vẫn thấy đau lòng quá, khi mà chuyện ngoảnh mặt làm ngơ trước cơn hoạn nạn của người khác được coi là bình thường và những ai chỉ trích, lên án lại bị mắng mỏ là anh hùng bàn phím”.
Khi đọc những bình luận liên quan đến vấn đề này, chợt nhớ đến một câu chuyện có thật mà người đời xưa để lại “giúp người lại hóa cứu con”.
Vào những năm đầu Thành Hoá thời nhà Minh Trung Quốc (niên hiệu Thành Hóa từ năm 1464 đến năm 1487), ở sở Cao Bưu Vệ có một vị họ Trương làm chức Bách Hộ (tên một chức quan) quản việc vận chuyển đường thủy. Một hôm vị này ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ, đi xử lý một số chuyện công vụ.
Thuyền của Trương Bách Hộ khi đang đi trên hồ thì bỗng gặp phải một trận gió lớn khiến nó bị lật. Sau khi thoát được lên bờ, ông Trương liền đi bộ dọc theo bờ hồ. Từ xa, ông nhìn thấy một chiếc thuyền khác đang bị lật qua lật lại trên mặt nước, có người đang kêu cứu. Nhưng vì sương mù dày đặc nên ông không nhìn ra được người đó là ai. Trương Bách Hộ thương cảm cho người đó nên bèn gọi ngư dân ở chiếc thuyền đánh cá nhỏ đang đậu gần đó đến cứu. Nhưng người ngư dân này đã từ chối.
Trương Bách Hộ liền lấy ra mười lượng bạc trắng đưa cho người này, khi đó người này mới chịu cứu người đang gặp nạn kia. Sau khi cứu người đó lên bờ, vị quan họ Trương mới nhận ra đây chính là con trai của mình.
Nguyên do người con trai vì neo thuyền đợi cha, gặp phải trận gió lớn khiến thuyền bị lật, đã bị nhấn chìm trong nước nửa ngày trời. Khi được cứu lên, người con trai đã đang trong tình trạng hấp hối, chỉ chậm trễ thêm chút nữa chắc có lẽ sẽ bị chôn trong bụng cá mất rồi.
Lời người bình chú trên Chánh Kiến rằng: “Trương Bách Hộ cứu người trong lúc nguy nan, thật trùng hợp đó lại chính là con trai của mình. Giúp đỡ người khác cũng chính là giúp chính mình, xem ra điều này thật sự là điều chân thực không hư giả.
Con người trong xã hội hiện đại, thường cho rằng, ở vị trí nào thì nên nói những lời đó. Bản thân mình có học lực, có bản sự tự giải quyết hết thảy khó khăn của chính mình, không cần đến sự giúp đỡ của người khác, mà đối với những người đáng thương, không có khả năng, đi khắp nơi cầu xin người khác thì họ lại không hề có tâm thương tiếc. Họ nói rằng: vì sao tôi phải đi giúp đỡ người khác? Kỳ thực, giúp người khác, cũng đồng nghĩa gieo xuống hạt giống thiện lành, truyền đi sợi dây lương thiện, bản thân mình sẽ được thụ ích”.