Dù cho các nhà khoa học có nghĩ đến đau đầu, nghĩ đến rụng cả tóc thì cũng không đưa ra được những giải thích hợp lý cho những khảo cổ bí ẩn này.
1- Phiến đá Dashka
Phiến đá Dashka hay Bản đồ Đấng Sáng tạo là một trong những chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Đầu năm 1999, khi nhóm các nhà khoa học tại trường đại học Nga tình cờ phát hiện một phiến đá bí ẩn tại ngôi làng Chandra ở Bashkortostan. Họ nghiên cứu kỹ lưỡng và cho rằng, nó là bản đồ miêu tả chi tiết và đúng đến mức ngạc nhiên về một khu vực thuộc dãy núi Ural, Bashkiria. Bản đồ cổ đại này nặng hơn 1 tấn và được tạo ra với tỉ lệ 1:1,1 km.
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có cách giải thích hợp lý cho niên đại 120 triệu năm tuổi cùng kỹ thuật chế tác 3D tinh vi của phiến đá này. Phiến đá này thể hiện chi tiết các dự án công trình dân dụng như: hệ thống kênh đào với chiều dài khoảng 12.000 km và một số đập nước. Với độ lớn như vậy, phiến đá thú vị này phải dùng đến công nghệ quan sát từ trên không. Trung tâm Bản đồ lịch sử ở Wisconsin cũng đồng tình với quan điểm này.
Giáo sư cũng Chuvyrov cho biết: ‘Việc chạm khắc này không thể được thực hiện một cách thủ công bởi những thợ đục đá thời cổ đại. Chỉ đơn giản là không khả thi. Rõ ràng là phiến đá đã được gia công bằng máy móc’.
Ảnh chụp X-quang cho thấy phiến đá này được chế tạo bằng một số công cụ có độ chính xác cao. Theo các nhà nghiên cứu, phiến đá Dashka là một dạng bản đồ ba chiều.
Lớp đầu tiên là xi măng hoặc ceramic có chứa dolomite dày khoảng 18cm. Lớp thứ hai được làm từ diopside, dày khoảng 3cm, lớp này được tăng cường thêm silicon để tăng khả năng biểu đạt của hình ảnh. Lớp sứ thứ ba chỉ dày vài mm. Lớp này có thể có công dụng khuếch tán ánh sáng giúp phiến đá sáng hơn, đồng thời để bảo vệ phiến đá trước các tác động bên ngoài.
Có một số chữ khắc thú vị và được cho là kí tự Trung Quốc cổ đại, nhưng sau đó các nhà khoa học tuyên bố, ngôn ngữ của bản khắc không phải tiếng Trung Quốc, mà là một hệ thống chữ viết tượng hình không rõ nguồn gốc, và hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã hay đọc được chúng.
Người ta phỏng đoán có thể có tới 348 mảnh vỡ tương tự vẫn chưa được phát hiện trong khu vực. Nếu họ có thể tìm thấy tất cả và ghép chúng lại với nhau, chúng ta sẽ có một tấm bản đồ hoàn chỉnh với kích thước khoảng 340 x 340m.
Trên hai bên bề mặt phiến đá có hai vỏ sò, các nhà khoa học đã dựa vào tuổi thọ của chúng để ước tính tuổi thọ phiến đá. Một trong hai chiếc vỏ là của loài Navicopsina munitus, có niên đại vào khoảng 500 triệu năm tuổi. Chiếc vỏ thứ hai là của loài Princeps Ecculiomphalus, có niên đại khoảng 120 triệu năm tuổi.
Ngay sau khi công bố, tin tức này ngay lập tức gây ra hàng loạt làn sóng tranh cãi trong giới khoa học. Con số thiên văn trên dường như không thực tế, bởi theo thuyết tiến hoá thì thời điểm đó con người còn chưa xuất hiện.
Cuối cùng, các nhà khoa học thuộc Đại học Bashkir – nơi chịu trách nhiệm phân tích tấm “bản đồ”, đưa ra kết luận rằng, câu trả lời có lý nhất cho cổ vật này là con người đã xuất hiện vào thời điểm đó, tức cách đây 120 triệu năm, và rằng họ có một nền văn minh với trình độ công nghệ cao.
Tuy nhiên về chính thống thì vẫn chưa có một kết luận xác đáng.
2- Các bức tượng chứng tỏ người và khủng long ở cùng một thời
Tháng 7 năm 1944, nhà khảo cổ người Đức Waldemar Julsrud đã có một cuộc khám phá tại Acambaro, thị trấn nhỏ cách Mexico khoảng 300 km về phía tây bắc, thuộc tỉnh Guanajuato. Và hơn 33.500 cổ vật chủ yếu làm bằng gốm sứ, đá, ngọc và đá Opxidian (đá thuỷ tinh núi lửa) đã được tìm thấy.
Ông Julsrud sẵn sàng cho mọi người chiêm ngưỡng các bức tượng nếu họ quan tâm và mong muốn tìm hiểu chúng. Một số bức tượng trông như khủng long, một số là các loài bò sát, một số có vẻ như gia cầm, một số là tượng người Ai cập, người Summer, người cưỡi trên lưng khủng long hoặc tượng về những vị thần…
Theo Tiến sĩ Cabrera, người phụ trách những bức tượng đá cổ Ica, thì Julsrud không bao giờ làm kinh doanh với những khảo vật này. Mục đích chính của ông là sử dụng chúng cho các nghiên cứu khoa học, và mong muốn bảo vệ các di sản này, những di sản mà theo ông là duy nhất của nhân loại.
Cuối thập niên 60, ông Charles Hapgood giáo sư sử học và nhân chủng học tại Đại học New Hampshire, đã tìm đến Julsrud để tìm kiếm và nghiên cứu các bức tượng. Ông mang một vài mẫu về để phân tích bằng các phương pháp hiện đại và mới nhất tại thời điểm đó.
Năm 1968, thông qua phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị Carbon 14 tại New Jersey, cho thấy bức tượng được tạo ra giữa những năm 1.100 đến 4.500 trước công nguyên (TCN).
Năm 1972, bằng các phương pháp quang nhiệt tại trường Đại học Pennsylvania, có 2 bức tượng nhỏ trong trong số đó được xác định là đã được tạo ra vào khoảng năm 2.500 TCN.
Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long?
Nhìn lại lịch sử, con người phát hiện ra sự tồn tại của loài khủng long cách đây khoảng hơn 2 thế kỷ. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cho rằng khủng long có mặt trên trái đất vào khoảng 220 triệu trước đây, và 65 triệu năm trước chúng đã bị tuyệt chủng. Như vậy người cổ đại làm sao có thể biết đến khủng long để làm nên các bức tượng này?
Năm 1954, chính phủ Mexico đã gửi một nhóm các nhà khảo cổ học, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Eduardo Noguerain, nhằm điều tra vị trí mà Julsrud đã khai quật. Họ cũng đã tìm thêm một số các bức tượng khác.
Họ xác thực vị trí mà Julsrud đã khai quật các bức tượng, và nói rằng đó là một khám phá đáng kinh ngạc của Julsrud. Tuy nhiên, 3 tuần sau đó, trong báo cáo của mình, họ lại phủ nhận tính xác thực của những bức tượng vì chúng mang đặc điểm của loài khủng long. Đây quả là điều khó hiểu.
Do vậy không thể xác định chính xác liệu loài người đã cùng tồn tại trong quá khứ xa xôi với những con khủng long hay không. Vậy nên đây vẫn là một bí ẩn gây tranh cãi.
3- Cánh đồng với gần 2000 chiếc chum ở Lào
Cánh đồng Chum ở cao nguyên Xiengkhuang thu hút sự chú ý của không ít các nhà khảo cổ học kể từ khi nó được phát hiện vào thập niên 1930. Sau một thời gian dài khảo sát và đánh giá, giới khoa học xác định những chiếc chum có niên đại vào thời kỳ đồ sắt, từ năm 500 trước công nguyên đến năm 500 sau công nguyên.
Toàn diện tích cánh đồng rộng khoảng 25 hecta với sự hiện diện của gần 2.000 chiếc chum lớn nhỏ làm bằng đá granite hoặc đá vôi cứng. Nhiều chum được chạm khắc hình người, hình động vật cùng một số biểu tượng khác.
Nhìn từ xa, Cánh đồng Chum như một bàn cờ; những chiếc chum như những quân cờ cao thấp nhấp nhô thật thú vị. Khi đến gần mới thấy chúng nằm lẫn lộn vào nhau không theo quy luật sắp xếp nào. Cái trồi hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất. Hình dạng cũng không đa dạng: Cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái lại như quả dưa… và đa số chúng không có nắp.
Nhiều khả năng, họ sử dụng đục sắt để gọt đẽo, dù chưa có bằng chứng xác nhận giả thuyết này. Các nhà khoa học biết rất ít về tác giả của cánh đồng chum khổng lồ. Bản thân những chiếc chum cũng không cung cấp nhiều gợi ý về xuất xứ hay mục đích sử dụng của chúng.
Truyền thuyết về người khổng lồ đã tạo ra chúng
Theo truyền thuyết địa phương, những chiếc chum là sản phẩm của một chủng tộc người khổng lồ, khi vua của họ cần một nơi để cất giữ rượu gạo. Số rượu này được dùng trong một bữa tiệc lớn để ăn mừng chiến thắng quân sự lừng lẫy hàng nghìn năm trước.
Truyền thuyết kể rằng một vị vua độc ác tên là Chao Angka đã áp bức dân chúng nặng nề đến nỗi người dân phải kêu gọi một vị minh quân ở phía Bắc tên là Khum Jeuam đến giải phóng cho họ. Khum Jeuam mang quân đến, hai bên xảy ra cuộc giao tranh lớn trên cánh đồng và cuối cùng Chao Angka bị đánh bại.
Giả thuyết không mấy thuyết phục của các nhà khoa học
Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phát quang kích thích quang học xác định niên đại của các lớp trầm tích bên dưới các chum, cho ra ước tính về thời điểm trầm tích tiếp xúc với ánh sáng lần cuối. Kết quả thu được, những chiếc chum được đặt ở vị trí sớm nhất vào khoảng năm 1240 đến năm 660 trước công nguyên.
Họ cho rằng những chiếc chum có nhiệm vụ hứng và dự trữ nước mưa trong đợt gió mùa. Các đoàn lữ hành đi qua khu vực sẽ đun sôi nước mưa để sử dụng. Cánh đồng Chum trước đây có thể từng là địa điểm dùng chân trên các tuyến đường thương mại cổ, đặc biệt là tuyến đường buôn bán muối.
Tuy nhiên, phần lớn chuyên gia khảo cổ tin những chiếc chum là bình đựng di cốt sau khi Madeleine Colani – một nhà khảo cổ học người Pháp, đề xuất giả thuyết chum đá liên quan tới nghi thức an táng thời tiền sử trong hai tập sách “Cự thạch cổ của Thượng Lào” xuất bản năm 1935.
Kết luận tạm thời của các nhà khảo cổ
Nhiều cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật Bản trong những năm sau đó đã góp phần củng cố giả thuyết này, khi họ phát hiện nhiều bộ hài cốt, đồ chôn cất và gốm sứ xung quanh các chum đá.
Phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon đối với xương nằm bên cạnh các chum ở cụm 1 cho thấy việc mai táng diễn ra vào khoảng năm 773-987 sau công nguyên.
Như vậy, những chiếc chum này rất có thể đã có mặt sớm hơn, con người về sau đã tận dựng chúng để bồi táng người quá cố. Họ không hẳn là người chế tác ra những chiếc chum khổng lồ này.
Cũng cần lưu ý, đá granit là loại vật liệu tự nhiên có độ cứng chỉ thua kim cương. Người cổ đại sử dụng dụng cụ sắt đá thô sơ, mặt khác, chiều cao trung bình của người Lào cổ chỉ khoảng 1,5m, tại sao họ phải tự làm khó mình làm ra những chiếc chum cao đến 3m, chỉ với mục đích an táng người chết?
Mặt khác, những ngọn núi cách cánh đồng chum đến mấy chục km, người thợ cổ đại làm cách nào để vận chuyển những chiếc chum nặng đến hàng chục tấn?
Cho đến bây giờ người ta vẫn không ngừng tranh luận về nguồn gốc hình thành cũng như mục đích sử dụng của những chiếc chum. Bởi vậy đó vẫn còn là một điều bí ẩn của lịch sử chưa có lời giải đáp.
Có thể bạn quan tâm: