Site icon Tin360

Nghi ngờ tiền chống Covid-19 về túi ông bầu, nhiều sao Premier League từ chối giảm lương

Các đội trưởng Premier League có các quan điểm khác nhau. Nguồn ảnh: thesun

https://tin360.tv/wp-content/uploads/2020/04/Untitled-Project.mp3
Bản tin audio

Mâu thuẫn giữa giới cầu thủ và chủ sở hữu CLB giải Ngoại hạng Anh đang có dấu hiệu leo thang khi thủ quân các đội bóng không chấp thuận đề xuất giảm lương sau cuộc họp kéo dài 45 phút.

Theo tờ Daily Mail, hôm thứ Sáu ngày 4/ 4 đã diễn ra cuộc họp khẩn trực tuyến của Ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh với hơn 51 người đại diện của 20 CLB để bàn về chuyện cắt giảm tiền lương với các cầu thủ.

BTC giải Ngoại hạng Anh đã đưa ra nhiều vấn đề họ sẽ phải đối mặt nếu đại dịch kéo dài. Trong đó không loại trừ khả năng mùa giải 2019-2020 không thể trở lại thi đấu 9 vòng cuối. Điều đó sẽ khiến họ phải hoàn trả khoảng 762 triệu bảng Anh tiền bản quyền truyền hình đã ký hợp đồng với các đài truyền hình trong nước và quốc tế.

Ở phía ngược lại, Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) cho biết: “Số tiền đề xuất cắt giảm 30% trong khoảng thời gian 12 tháng, tương đương với 500 triệu bảng khấu trừ và chi phí đóng góp thuế mất hơn 200 triệu bảng cho chính phủ”. Các cầu thủ dường như đều hoài nghi khi khoản lương bị cắt giảm đó có được hỗ trợ trực tiếp đến cộng đồng hay không, hay sẽ quay trở lại hầu bao của các ông chủ CLB.

Một cầu thủ giấu tên cho biết: “Chúng tôi thà đưa tiền cho Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) vì chúng tôi biết số tiền đó để sử dụng vào mục đích rõ ràng, vẫn hơn là giúp đỡ những ông chủ giàu có của mình”.

Đội trưởng tương lai của Man City (Kevin De Bruyne), đội trưởng của Watford (Troy Deeney) và đội trưởng của West Ham (Mark Noble) đã đi đầu về quan điểm không chịu cắt giảm tiền lương khiến tình hình trở nên căng thẳng.

Ảnh chụp màn hình Netnews

Trên một phương diện khác, tiền vệ Jordan Henderson và trung vệ Harry Maguire – đội trưởng của Liverpool và MU đã cam kết rằng. Các cầu thủ CLB của họ sẽ chấp nhận cắt giảm lương để cùng chung tay giúp giải đấu vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Trước đó, 30% lương của các cầu thủ MU đã được chuyển trực tiếp đến Dịch vụ Y tế Quốc gia của chính phủ Anh (NHS).

Tối 2/4, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã đưa ra ý kiến chủ quan cho rằng, các ngôi sao sân cỏ đang thờ ơ đứng ngoài cuộc trong chiến dịch đẩy lùi Covid-19. Các nạn nhân – họ là những khán giả đã và đang bỏ tiền ‘nuôi’ bóng đá Ngoại hạng Anh nhiều năm qua. David Lammy Chính trị gia của Đảng Lao động đồng quan điểm khi kết luận “sẽ là tội ác nếu các cầu thủ không chịu giảm lương, trong khi đó chính phủ phải dùng tiền thuế trợ cấp cho những nhân viên của chính các đội bóng”.

Huyền thoại Alan Shearer đã tiết lộ trên tờ The Sun: “Các ngôi sao Ngoại hạng Anh không ngại cắt giảm thu nhập của mình, nhưng họ mong muốn số tiền ấy được trích ra hỗ trợ cho cơ quan y tế Anh trong công cuộc chiến đấu với dịch Covid-19 chứ không phải chảy thẳng về túi các ông chủ giàu có”.

Cũng trong bài viết của mình, Shearer dẫn chứng các ngôi sao như: David de Gea đã đóng góp tới 270.000 bảng Anh cho công cuộc chống Covid-19 ở Tây Ban Nha, Marcus Rashford phát động việc đóng góp các bữa ăn miễn phí cho trường học, còn Jordan Henderson anh đang âm thầm lặng lẽ tạo ra bảng quỹ dành riêng cho NHS nay đã được hàng triệu bảng Anh.

Bóng đá là môn thể thao Vua nhưng dường như cũng là lĩnh vực mà vấn đề tiền lương của cầu thủ luôn được nhắc đến. Khi nhắc đến các cầu thủ, đặc biệt là cầu thủ thi đấu tại Ngoại hạng Anh, người ta luôn đi kèm cụm từ “triệu phú” hoặc dùng mức thu nhập ngàn bảng/tuần để làm thước đo cầu thủ đó trên thị trường.