Nam thanh niên đứng trên thuyền và có màn múa thuyền thúng đỉnh cao; khiến những ai có mặt cũng phải trầm trồ thán phục.
- Video: Thanh niên tay không bắt cua ‘khủng’ ẩn dưới bùn
- Video: Chú chó cưng ăn mừng té ghế khi xem bóng đá
Video màn múa thuyền thúng đỉnh cao của nam thanh niên
Nguồn video: Tiktok
Thuyền thúng: Giá trị văn hóa của nghề biển Việt Nam
Thuyền thúng, ngoài giá trị là phương tiện đi lại và đánh bắt, nó đã trở thành biểu tượng cho sức sáng tạo của ngư dân; là nét độc đáo của nghề cá Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.
Những chiếc thuyền thúng lác đác trên khắp các bờ biển từ phía Nam đến Đà Nẵng; đã trở thành biểu tượng rất riêng của ngành biển Việt Nam. Tuy vẫn chưa rõ nguồn gốc nhưng nhiều người tin rằng nó là sáng tạo của ngư dân thời Pháp thuộc. Lúc đó, người Pháp đánh thuế thuyền bè Việt Nam rất cao; ngư dân vốn đã khó khăn nay lại phải gánh thêm khoản thuế này. Bỏ nghề đi biển thì làm sao mà sinh nhai, cái khó ló cái khôn.
Vì vậy chiếc thuyền thúng ra đời để giải quyết những khó khăn của ngư dân thời kỳ này; nó không phải là chiếc “thuyền” theo định nghĩa của người Pháp, mà chỉ là một chiếc “thúng” lớn; đủ lớn để chở vài người và thủy sản, vậy là người ta né được thuế thuyền mà vẫn được ra khơi.
Nghệ thuật điều khiển thuyền thúng
Nhiều thế hệ ngư dân đã sử dụng thuyền thúng từ hơn 100 năm nay; nhờ những cải tiến và kỹ thuật sản xuất vượt trội. Hình dạng tròn và vật liệu nhẹ cho phép chúng di chuyển tự nhiên trên biển. Trong khi các thuyền khác di chuyển theo kiểu cắt ngang mặt nước thì chiếc thuyền này vẫn bám sóng và hiếm khi bị lật. Điều này giúp ngư dân có thể đánh bắt gần bờ hơn so với các tàu thuyền khác. Nó có thể được đẩy thẳng xuống biển từ cát; trong khi thuyền dài và nặng thường phải xuống nước khó khăn hơn và qua một con sông gần biển.
Nhìn những ngư dân điêu luyện vận hành chiếc thuyền thúng, bạn đừng nghĩ rằng chúng dễ chèo; thực tế là vô cùng khó, để điều khiển chiếc thuyền này đúng cách cần nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. Không giống như những chiếc thuyền khác, hình dáng tròn trịa như chiếc thúng; khiến chúng quay cuồng nếu không biết cách chèo lái. Theo truyền thống, người đánh cá sẽ điều khiển chúng bằng cách vẫy mái chèo qua lại như một vòng cung. Nói thì dễ nhưng rất khó, hãy thử một lần để trải nghiệm, nếu có cơ hội bạn nhé!
Thuyền thúng – Giá trị văn hóa làng biển
Chiếc thuyền là một phần quan trọng trong văn hóa của cộng đồng ngư dân ven biển. Ngoài vai trò là công cụ đánh bắt, chúng còn được sử dụng như một dạng xuồng cứu sinh trong các trường hợp khẩn cấp trên biển; là phương tiện vận chuyển hàng hóa nhẹ và người hiệu quả. Các cuộc đua thuyền thúng cũng là một phần rất quan trọng và thú vị; có vai trò trong lễ hội làng ở địa phương.
Chúng không chỉ chở hàng, chở người mà còn mang giá trị chuyên chở văn hóa, nếp sống; phong tục đánh bắt của làng biển Việt Nam.
Thuyền thúng còn là biểu tượng cho tính độc lập, sáng tạo của ngư dân. Những ngư dân hiện đại thường phải làm việc trên những chiếc thuyền đánh cá lớn ngoài khơi và họ phải xa gia đình hàng tháng trời. Việc sở hữu một chiếc thuyền giúp họ có thể hoạt động độc lập và có thể tự kiếm sống. Trong nhiều trường hợp, một phần nhờ vào thuyền thúng; đánh bắt cá đã trở thành nghề gia đình và được truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Xã hội ngày càng hiện đại, ngành biển cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong vòng quay đó, nhiều ngư cụ hay phương tiện đánh bắt truyền thống đã bị đào thải khỏi đời sống. Nhưng đâu đó, trên các vùng biển, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp những chiếc thuyền thúng nằm úp trên cát hay băng băng vượt qua sóng lớn.
Đó là minh chứng cho sức sống mãnh liệt văn hóa sử dụng thuyền thúng. Tuy giản dị nhưng linh hoạt, thích ứng, gắn bó và tồn tại cùng những ngư dân bao đời bám biển.