Trong dòng chảy lịch sử và giữa nhịp sống hiện đại, có một giá trị vẫn luôn tỏa sáng như ánh đuốc dẫn đường đó là lòng hiếu thảo. Đó không chỉ là nền tảng đạo đức truyền thống. Lòng Hiếu thảo còn là chìa khóa đưa con người đến với sự thành công bền vững; hạnh phúc đích thực.
- Bí quyết nuôi dưỡng lòng biết ơn cho con trẻ Ở Bhutan
- Tìm về cội nguồn Đạo hiếu – Chìa khóa vàng dạy con lòng hiếu thảo
- Hướng dẫn viết đoạn văn Nghị luận xã hội- Kỳ vọng quá cao của cha mẹ đối với con
Lòng hiếu thảo – Tiêu chuẩn chọn vua, chọn quan của người xưa
Tổ tiên ta ngày xưa không chọn người trị vì đất nước chỉ dựa vào tài năng hay ngoại hình. Họ đã lấy đạo hiếu làm nền tảng đạo đức. Bởi một người con biết hiếu kính với cha mẹ sẽ yêu dân như yêu chính thân nhân của mình.
Câu chuyện về vua Thuấn là một minh chứng. Dù sống trong cảnh gia đình đầy nghiệt ngã ;cha mù quáng; mẹ kế ác độc; em trai ganh ghét, nhưng Thuấn vẫn một lòng hiếu kính. THuấn không oán than, vẫn chăm sóc cha mẹ tận tụy. Lòng hiếu ấy cảm động đến cả đất trời, khiến chim muông và voi rừng đến giúp cày ruộng.
Cảm động trước tấm lòng hiếu hạnh và đức hạnh cao dày của ông, vua Nghiêu đã truyền ngôi cho Thuấn, để rồi Thuấn trở thành một minh quân được sử sách lưu danh muôn thuở.
Công chúa Văn Thành – Lòng hiếu thảo viết tiếp trang sử hòa bình
Công chúa Văn Thành là công chúa của hoàng đế Đại Đường, đã vâng lời cha gả sang Tây Tạng để làm hòa giữa hai dân tộc. Dù xa quê hương, nàng không than vãn mà cùng chồng là vua Thổ Phồn chăm sóc bách tính, đem văn hóa Đại Đường đến vùng đất mới, cải hóa phong tục, vun bồi hòa bình.
Nàng đã sống đúng với phẩm hạnh của người con hiếu kính cha, thuận mệnh. Từ đó trở thành nữ nhân được lưu danh trong lịch sử giao lưu văn hóa phương Đông.
Hoa hậu Trúc Linh – Người con hiếu thảo giữa thời hiện đại
Hà Trúc Linh, Hoa hậu Việt Nam 2024, là một minh chứng rằng trong thời đại công nghệ và danh vọng, đạo hiếu vẫn là ánh sáng dẫn đường đến thành công đích thực.
Sinh ra trong gia đình không dư giả, Trúc Linh tự lập hoàn toàn trong hành trình thi hoa hậu. Cô chỉ nhận từ cha mẹ vỏn vẹn 1 triệu đồng . Số tiền nhỏ nhưng chứa đựng cả niềm tin và tình thương.
Cô mượn trang phục, đi bộ, thắt chặt chi tiêu để không làm phiền lòng cha mẹ. Đằng sau vẻ đẹp kiêu sa là trái tim khiêm nhường, giàu lòng hiếu thảo , Đây là điều khiến khán giả và ban giám khảo xúc động.
Vì sao lòng hiếu thảo quyết định sự thành công?
Lòng hiếu thảo không chỉ là đức tính tốt đẹp. Lòng hiếu thảo mà còn là nền tảng của nhân cách và cách hành xử có trách nhiệm.
Một người hiếu thảo sẽ:
- Biết trân trọng công ơn sinh thành và biết ơn người giúp đỡ.
- Sống biết trước biết sau, biết nhẫn nại và hy sinh.
- Luôn nỗ lực để làm tròn đạo làm con, từ đó mở rộng ra biết nghĩ cho xã hội.
Chính vì vậy, người có lòng hiếu thảo thường thu hút được sự yêu mến, giúp đỡ và gặp nhiều “quý nhân phù trợ”, như cách Trúc Linh đã được yêu thương và tôn vinh.
Khi Đạo hiếu thảo mai một – Một lời cảnh tỉnh cho thời nay
Trong xã hội hiện đại, khi đời sống vật chất ngày càng cao đạo hiếu đang dần bị xem nhẹ. Không ít người con không nghe lời cha mẹ, có khi bất kính, hỗn hào chỉ vì những đòi hỏi để thỏa mãn bản thân.Những hình ảnh đau lòng về cha mẹ già sống trong cô đơn bị bỏ rơi đang khiến chúng ta phải tự nhìn lại.
Liệu thành công có thật sự viên mãn, nếu nền tảng đạo đức và lòng hiếu thảo không còn được gìn giữ?
Vì thế, mỗi người lớn hôm nay – từ cha mẹ đến thầy cô – hãy sống sao cho xứng đáng là tấm gương hiếu hạnh, để các con trẻ noi theo. Một xã hội tốt đẹp luôn bắt đầu từ những gia đình biết giữ gìn đạo hiếu.
Tìm về quy phạm đạo đức của lòng hiếu thảo qua những sách kinh điển
Nuôi dưỡng gốc rễ đạo đức truyền thống bắt đầu từ tài liệu mà các bậc Thánh hiền để lại. Đó là những kho báu giáo dục được hun đúc qua ngàn năm:
- Đệ Tử Quy: Dạy con người cách sống hiếu kính với cha mẹ, hòa thuận trong gia đình, khiêm cung với người ngoài.
- Tam Tự Kinh: Mở đầu bằng “Nhân chi sơ, tính bản thiện” – giúp con trẻ hiểu nguồn gốc đạo đức và giá trị của việc học làm người.
- Kinh Tự Văn: Làm sáng tỏ những chuẩn mực đạo lý qua lời răn dạy giản dị mà sâu sắc
- Shen YUn nền nghệ thuật tái hiện toàn bộ bức tranh văn hóa truyền thống đang được cả thế giới đón nhận.
Quay về học và sống theo những lời dạy ấy, chúng ta không chỉ gìn giữ văn hóa dân tộc mà còn tìm lại được chiếc chìa khóa vàng mở ra con đường thành công chân chính: đó là lòng hiếu thảo.
Dạy con thành người trước khi thành danh, và muốn như vậy, cha mẹ, người lớn – chính chúng ta – cần sống sao cho đáng làm mẫu mực. Khi đó, lòng hiếu thảo sẽ không chỉ là ngọn đèn trong sách sử. Lòng hiếu thảo còn mà là ánh sáng sưởi ấm những mái ấm trong hiện tại và tương lai.