Ông Nguyễn Như Chương – giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng) thừa nhận, đàn bò tót gầy đi rất nhiều so với thời điểm thực hiện nghiên cứu.
- Chàng trai khóc từ đầu đến cuối phiên tòa, liên tục xin lỗi cha mẹ và gia đình bị hại
- Camera ghi lại khoảnh khắc người phụ nữ sẩy chân xuống cống mất tích
- Cứu sống bé gái 10 ngày tuổi bên trong xe chở rác
Ông Chương nói trên báo Tuổi Trẻ rằng: “Chúng tôi nhận trách nhiệm về việc quản lý không đạt hiểu quả, lơi lỏng khiến đàn bò bị gầy đi thấy rõ trong giai đoạn chấm dứt nghiên cứu, chờ bàn giao cho cơ quan khác quản lý theo quy định”.
Nhiều người cho rằng, những người nghiên cứu đã “vắt chanh bỏ vỏ”, ông Chương lý giải: “Sau khi công trình kết thúc (8/2019), ngoài việc nghiệm thu đúng quy trình, chúng tôi thực hiện các thủ tục bàn giao.
UBND tỉnh Lâm Đồng có chủ trương giao lại đàn bò tót F1, F2 cho UBND tỉnh Ninh Thuận quản lý, khai thác, tiếp tục nghiên cứu. UBND tỉnh Ninh Thuận cũng có văn bản đồng ý. Tuy nhiên đến nay sau hơn một năm, UBND tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận chưa thực hiện bàn giao.
Trong thời gian chờ đợi, dù không được cấp kinh phí chúng tôi (Trung tâm ứng dụng KH&CN tỉnh Lâm Đồng – PV) đã trích nguồn tiền tiết kiệm hạn hẹp của trung tâm để tiếp tục chăm nuôi đàn bò.
Mỗi tháng chúng tôi thuê người nuôi và mua rơm hết 10 triệu, gồm 200 bó rơm. Cách đây 1 tháng khi nhận được thông tin đàn bò bị gầy đói, chính tôi lái xe chở cám xuống để cho đàn bò được ăn bổ sung”.
So sánh về việc chế độ nuôi đàn bò tót trước và sau khi kết thúc nghiên cứu có khác nhau, ông Chương thẳng thắn thừa nhận: “Có khác”. Trong giai đoạn nghiên cứu, có kinh phí thuê đồng cỏ để đàn bò tót lai đi lại tự do và ăn uống.
Ngoài ra, đàn bò còn được 3 người có chuyên môn thú y và chăn nuôi chăm sóc mọi vấn đề để đảm bảo sức khoẻ. Sau khi kết thúc giai đoạn nghiên cứu, chờ các bên có liên quan bàn giao, đàn bò tót lai được ăn 200 bó cỏ/tháng, không có thức ăn tinh và chỉ khi có dấu hiệu bệnh mới được chăm sóc thú y.
Ông Chương nói thêm: “Nếu có sai từ người trực tiếp được thuê nuôi dưỡng đàn bò ở giai đoạn này cũng do chúng tôi quản lý không sát, không tạo được kết nối giữa người được thuê chăm sóc với đơn vị quản lý”.
Báo VnxEpress cho biết, đàn bò tót lai này có nguồn gốc từ bò tót rừng của Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận). Năm 2009, bò tót đực nặng gần một tấn liên tục xuất hiện trong khu rẫy ở thôn Bạc Rây, xã Phước Bình. Cá thể này hung hãn tấn công bò đực nhà, rồi giành quyền giao phối các con bò cái nhà.
Năm 2014, con bò tót đực đã chết. Khi đó, con lai F1 của nó trong các đàn bò nhà của người dân xã Phước Bình đã lên đến hơn 20 con, vóc dáng và đặc tính hoang dã giống hệt bò rừng.
Từ 2012 đến 2015, sau khi phát hiện, Vườn quốc gia Phước Bình phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ Lâm Đồng thực hiện đề tài “Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng sinh sản của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại vùng giáp ranh Ninh Thuận và Lâm Đồng” với đánh giá khả quan về triển vọng phát triển nguồn gen quý.
Tiếp theo đó, đề tài cấp nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận – Lâm Đồng – Khánh Hòa” với kinh phí gần 5 tỷ đồng được triển khai, cuối năm 2015. Đề tài do PGS.TS Lê Xuân Thám – nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng làm chủ nhiệm.
Ông Nguyễn Đình Tích, 49 tuổi, người trông coi trại cho biết trên báo VnxEpress, đàn bò này từng mang về các dự án tiền tỷ, được nhiều tờ báo trong và ngoài nước săn ảnh, nhưng nay đang bị các cơ quan quản lý bỏ mặc, khả năng sẽ chết dần chết mòn.
Suốt hơn năm qua, chúng chỉ được ăn rơm khô cầm cự qua ngày. Mỗi con chỉ được cuộn rơm một ngày, nay cũng bớt xuống chưa được một cuộn (7-8 cuộn cho 11 con).
“Ăn nhín lại, nhưng độ tuần nữa thôi, rơm trong kho sẽ hết sạch, chúng không còn gì để ăn”, ông Tích nói và cho biết, lúc còn dự án, đàn bò tót được ăn cỏ tươi, có khu đất được thuê riêng trồng cỏ cung cấp hàng ngày.
Ông Nguyễn Như Chương – giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ thừa nhận, đàn bò tót gầy đi rất nhiều so với thời điểm thực hiện nghiên cứu.