Ngoài ra còn có các tin đáng chú ý: AirAsia sa thải nhân viên, Cơ quan công tố Hàn Quốc đề nghị bắt giữ Thái tử Samsung.
- Kinh tế Mỹ đang hồi phục, số liệu việc làm tốt chưa từng có
- Giả chứng nhận Cục quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ, Công ty Trung Quốc bị Bộ Tư pháp Mỹ khởi kiện
- Bảo vệ hải sản của Mỹ, TT Trump yêu cầu áp thuế lên EU, Trung Quốc
Giao nhận hàng và kinh doanh kho bãi trở nên “hot” nhờ thương mại điện tử phát triển mạnh
Theo The Wall Street Journal, các công ty giao nhận hàng và kinh doanh kho bãi ở Mỹ đã tăng hơn 20.000 việc làm khi nhu cầu bán hàng trực tuyến tăng cao, trong đó các công ty chuyển phát nhanh tăng thêm 12.100 việc làm, ngành kinh doanh kho bãi tăng 8.500 việc làm. Đây là số liệu việc làm sơ bộ được Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ công bố hôm thứ Sáu.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp số lượng tuyển dụng tăng ngay cả khi phần lớn nền kinh tế Hoa Kỳ đóng cửa vào tháng Tư và tháng Năm. Trong khi Amazon.com Inc. và Walmart Inc. đã tăng cường tuyển dụng hàng ngàn công việc hoàn thành trực tuyến kể từ tháng 3, thì số lượng việc làm ở các ngành phân phối công nghiệp và bán lẻ, vẫn ở dưới mức trước đại dịch.
Các công ty logistic gắn liền với thương mại điện tử đã tăng thêm số lượng lớn vào tháng 5 khi người tiêu dùng mua sắm tăng cường mua sắm trực tuyến trong khi nền kinh tế rộng lớn hơn có dấu hiệu phục hồi sau cú sốc của đại dịch coronavirus.
Tại Việt Nam, các công ty thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo mặc dù lỗ lớn nhưng vẫn liên tục gọi được vốn từ các nhà đầu tư. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn từ thương mại điện tử, đặc biệt qua cú sốc Covid-19 vừa qua. Với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam cũng như quốc tế, thì ngành logistic và vận tải kho bãi dự kiến sẽ trở thành một trong những ngành “hot” trong tương lai.
Cơ quan công tố Hàn Quốc đề nghị bắt giữ thái tử Samsung
Theo Korea Times, các công tố viên Hàn Quốc đã yêu cầu lệnh bắt giữ đối với người thừa kế Tập đoàn Samsung Jay Y. Lee và hai cựu giám đốc điều hành công ty, trong một cuộc điều tra về vụ sáp nhập năm 2015 gây tranh cãi và cáo buộc gian lận kế toán.
Các công tố viên cho biết lệnh bắt giữ Lee đã được đưa ra vì nghi ngờ thao túng giá cổ phiếu. Các công tố viên đã điều tra nghi ngờ gian lận kế toán tại công ty dược phẩm Samsung Biologics sau khi cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc nghi ngờ giá trị của công ty đã bị thổi phồng lên 4,5 nghìn tỷ won (3,7 tỷ USD) vào năm 2015. Hiện Samsung từ chối bình luận về vụ việc này.
Lee, 51 tuổi, đã bị giam giữ một năm cho đến khi vụ án hối lộ bị đình chỉ vào năm 2018, nhưng khả năng bản án cứng rắn hơn đã xuất hiện sau khi Tòa án Tối cao lật lại phán quyết của tòa án cấp thấp hơn về vụ án năm ngoái.
Theo Reuteurs, vào tháng trước, Lee đã bị các công tố viên điều tra về cáo buộc gian lận kế toán và vụ sáp nhập năm 2015 gây tranh cãi mà họ nói có thể đã giúp ông ta thúc đẩy chương trình nghị sự kế hoạch của mình tại tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc.
AirAsia sa thải 250 nhân viên do ảnh hưởng Covid-19
Tác động của Covid-19 đối với ngành hàng không rất nặng nề. Năm 2020 đã chứng kiến sự sụp đổ của hàng loạt các hàng hãng không tên tuổi như Virgin Australia, Avianca Colombia, Thai Airway…
Với những người thường xuyên di chuyển trong khu vực châu Á, thì cái tên AirAsia không có gì xa lạ. AirAsia là hãng hàng không giá rẻ có trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia. Hãng cung cấp những chuyến bay theo lịch trình nội địa và quốc tế và có giá vé thấp hàng đầu châu Á, được Skytrax bình chọn hãng hàng không giá rẻ tốt nhất trên thế giới năm 2009. Trong cơn lốc của đại dịch Covid-19 thì AirAsia cũng không tránh khỏi sự suy giảm.
Theo Malay mail đưa tin, hãng hàng không giá rẻ Air Asia dự kiến sẽ giảm hơn 250 nhân viên và nhân viên trong bối cảnh nỗ lực thu hẹp hoạt động, số lượng dự kiến sẽ bị sa thải bao gồm 111 thành viên phi hành đoàn trong số 1.900 người hiện có, 172 phi công và 50 kỹ sư.
Nguồn tin cũng cho biết giám đốc điều hành đã xin lỗi phi hành đoàn, nói rằng công ty không có lựa chọn nào khác có thể được đưa ra trong thời gian này ngoài việc tái cấu trúc tổ chức, và không biết công ty sẽ mất bao lâu để trở lại như cũ.
Taxi truyền thống ‘sống mòn’ trong nền kinh tế chia sẻ
Theo báo Kinh tế Sài Gòn online, mặc dù nghị định 10 có hiệu lực, cho phép định danh lại các loại hình vận tải ô tô, doanh nghiệp chỉ được quyền lựa chọn cung cấp phần mềm hoặc chuyển sang kinh doanh vận tải, thì vẫn không thể giúp cứu vãn được sự đi xuống của taxi truyền thống.
Đơn cử mới đây nhất, Taxi Saigontourist đã nộp đơn yêu cầu phá sản, hay sự ra đi của liên doanh taxi tên tuổi ComfortDelgro Savico (là liên doanh giữa Công ty dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) và ComfortDelgro – hãng taxi tên tuổi của Singapore sau 13 năm hoạt động tại Việt Nam, hay doanh thu liên tục sụt giảm đến hơn 1 nửa của Vinasun trong những năm gần đây.
Mô hình taxi công nghệ đã đẩy taxi truyền thống trở thành những kẻ cô đơn, và đang phải “sống mòn’ trong cuộc đua gay gắt mà ưu thế chiếm về các hãng taxi công nghệ. Một nhà quản lý của mô hình taxi công nghệ cũng phải thừa nhận: “Các ứng dụng gọi xe hiện đại vốn là những ý tưởng được đẻ ra chỉ với mục đích duy nhất: Giết chết taxi truyền thống. Ngay từ đầu, taxi truyền thống đã hoàn toàn không có cơ hội chống đỡ, chứ đừng nói là cải tiến, đổi mới, hay làm tốt hơn như các bạn bình luận”.