Dự luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông là đòn giáng mạnh vào kinh tế Hongkong; Nhật Bản chuẩn bị gói kích cầu kinh tế 1,1 nghìn tỷ đô la để chống lại cú sốc do đại dịch Covid… là những nội dung chính trong bản tin Điểm tin kinh tế ngày 29/5.
Dự luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông là đòn giáng mạnh vào kinh tế
Theo CNN đưa tin, bất chấp sự phản đối từ rất nhiều quốc gia và người dân đặc khu Hồng Kông, Quốc hội Trung Quốc đã phê duyệt dự luật an ninh quốc gia cho HongKong vào 28/5. Chỉ có một đại biểu bỏ phiếu chống lại đề xuất, trong khi 2.878 phiếu bầu và sáu phiếu trắng. Dự kiến Luật An ninh quốc gia cho Hồng Kông sẽ ban hành trước tháng 9. Các chuyên gia cho rằng mức tác động của luật này sẽ ảnh hưởng nhiều hơn so với dự Luật dẫn độ.
Hậu quả thấy ngay sau khi dự luật này được phê chuẩn, đó là chỉ số HSI, chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của Hồng Kông, hôm 22/5 giảm hơn 5%, đây là tồi tệ nhất kể từ tháng 7/2015, được nhìn nhận là dấu hiệu cho thấy luật an ninh có thể giáng đòn nặng nề lên nền kinh tế của đặc khu Hồng Kông.
Hồng Kông đã từng được xếp hạng nhất thế giới về chỉ số tự do kinh tế trong 14 năm liên tục, kể từ khi ra đời chỉ số này vào năm 1995. Cho đến thời gian gần đây, khi những cuộc biểu tình nổ ra liên tục chống lại Luật dẫn độ của Bắc Kinh, đại dịch Covid-19, nền kinh tế Hồng Kông mới có sự chững lại. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hong Kong giảm 5,3% trong quý đầu tiên năm nay.
Với việc chính quyền Bắc Kinh thắt chặt sự kiểm soát với Hồng K ông, dự kiến Hồng Kông sẽ tiếp tục có các cuộc biểu tình trong thời gian tới. Điều này dẫn đến sự bất ổn trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Hồng Kông, bao gồm tài chính, bất động sản, du lịch và tiêu dùng.
Giới chuyên gia nhìn nhận rằng Dự luật an ninh quốc gia này là một đòn giáng mạnh vào kinh tế Hồng Kông.
Nhật Bản chuẩn bị gói kích cầu kinh tế 1,1 nghìn tỷ đô la để chống lại cú sốc đại dịch
Theo Reuter, Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phê duyệt gói kích thích kinh tế 1,1 nghìn tỷ đô la vào thứ tư, ngày 27/5 để giúp ngăn chặn đại dịch coronavirus đẩy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào sâu hơn suy thoái.
Gói kích thích này sẽ bao gồm các biện pháp như chi tiêu y tế cao hơn, viện trợ cho các công ty đang vật lộn để trả tiền thuê nhà và nhiều trợ cấp hơn cho các công ty bị ảnh hưởng bởi doanh số sụt giảm.
Để tạo điều kiện tài chính, chính phủ cam kết hỗ trợ tài chính cho các công ty bị đại dịch tấn công lên tới 140 nghìn tỷ yên, bằng cách tăng cường cho vay không lãi suất, hoặc vay lãi suất thấp.
Đây là gói kích thích kinh tế thứ 2 theo sau gói 117.000 tỷ yên được tung ra vào tháng trước. Tổng hai gói kích thích lên tới 234 nghìn tỷ Yên (2,18 nghìn tỷ USD), tương đương khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội.
Ngoài ra, chính phủ đã dành ra 10 nghìn tỷ yên dự trữ để chuẩn bị cho làn sóng virus thứ hai có thể xảy ra.
Để tài trợ cho các chi phí, Nhật Bản sẽ phát hành thêm 31,9 nghìn tỷ yên trái phiếu chính phủ theo ngân sách bổ sung thứ hai cho năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3 năm 2021.
Các gói kích thích kinh tế đã đưa quy mô ngân sách của năm tài chính này lên mức kỷ lục 160 nghìn tỷ yên, với việc phát hành trái phiếu mới chiếm 56,3% doanh thu ngân sách hàng năm và làm tăng thêm nhiều vấn đề trái phiếu sau này để bù đắp thu nhập thuế giảm.
Ayako Sera, chiến lược gia thị trường tại Sumitomo Mitsui Trust Bank cho biết. “Nhật Bản có thể phải đối mặt với nguy cơ hạ tín dụng trong trung và dài hạn.”
Việt nam chưa mở cửa đón du khách quốc tế
Chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch Covid-19, ngành du lịch và hàng không Việt nam đang phải vật lộn để giải quyết bài toán sụt giảm doanh thu nặng nề. Những ngày gần đây khi Việt Nam không còn ca nhiễm mới, cũng như khả năng điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh tốt, hơn bao giờ hết, ngành du lịch và hàng không đều mong chờ mở cửa đón khách du lịch trở lại.
Tuy nhiên, theo thông tin từ báo điện tử chính phủ, các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) thống nhất chưa mở cửa đón du khách quốc tế vào Việt Nam. Bước đầu có thể xem xét đón khách du lịch tới một số đảo…
Như vậy với thông báo này, ngành du lịch trước mắt vẫn sẽ phải tập trung khai thác lượng khách trong nước, phát triển các gói sản phẩm đa dạng và phù hợp với kinh tế của người dân trong nước.
TPBank xác định không tuyển mới nhân sự năm nay
Theo Cafef, Tổng giám đốc TPBank cho biết sẽ dừng tuyển mới và không tăng lương cho người lao động trong năm nay.
Trong bối cảnh dịch Covid tác động mọi mặt của nền kinh tế, báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng liên tục sụt giảm, thì tiết kiệm chi phí được coi là một trong những giải pháp hàng đầu.
Ngoài TPBank nhiều ngân hàng khác cũng có thông báo về việc cắt giảm chi phí lương thưởng. Ví dụ như hồi đầu năm SHB đã phát đi thông báo sẽ giảm tối thiểu 10% chi phí hoạt động. Dự kiến lãnh đạo Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và cán bộ quản lý cấp cao giảm lương 50%, Các cấp quản lý từ phó phòng trở lên giảm từ 10-30% tùy theo mức thu nhập. Hay HDbank giảm 25% lương kinh doanh, Vietinbank cơ cấu lại nhân sự…
Đối với ngành ngân hàng, có lẽ đây là giai đoạn khó khăn nhất khi phải đối diện với hàng loạt các vấn đề, từ việc khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào và khách hàng đầu ra, các khách hàng cá nhân gặp khó khăn trong thu nhập, hệ thống chuyển tiền qua điện thoại di động mobile money bắt đầu được hình thành…