Có rất nhiều các bằng chứng và hiện tượng khó lý giải cho thấy Mặt trăng là một vật thể nhân tạo thay vì một vệ tinh tự nhiên như chúng ta vẫn nghĩ.
Những thông điệp cho thấy Mặt trăng không phải là một vệ tinh tự nhiên
Kể từ năm 1959, năm khởi động chương trình Luna – khám phá vệ tinh tự nhiên của Liên-xô, cho đến những thập niên cuối thế kỷ 20, cuộc chạy đua vũ trụ giữa Liên Xô và Hoa Kỳ đã làm tăng đáng kể mối quan tâm và sự hiểu biết của nhân loại về Mặt Trăng.
Tuy nhiên cho tới nay, nhờ khoa học công nghệ phát triển, các dữ kiện thu thập được về Mặt trăng ngày một phong phú hơn, các nhà khoa học lại càng lúng túng.
Thay vì khám phá ra những điều mới mẻ về một “vệ tinh tự nhiên”, các dữ kiện đó ngày một hướng đến kết luận hoàn toàn trái ngược. Vệ tinh duy nhất của Trái đất dường như không thể được hình thành một cách tự nhiên.
Ông Sean C. Solomon trường Đại học MIT cũng từng nói: “Những thí nghiệm mới về quỹ đạo của Mặt Trăng đã cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về vệ tinh này và cho thấy một khả năng bất ngờ rằng, nó có thể là một quả cầu rỗng ruột”.
1- Quỹ đạo quay kì lạ
Mặt trăng xoay quanh trục của nó với vận tốc ~17km/h, và cũng xoay quanh Trái đất với cùng một vận tốc. Bởi vậy, khi vệ tinh này quanh quanh Trái đất một vòng thì cũng vừa lúc nó tự quanh được một vòng. Do đó một phía của nó luôn luôn hướng về Trái đất. Điều đó tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa hai nửa hình tròn.
Đó dường như là một sự sắp đặt vô cùng hoàn hảo. Các tiểu vệ tinh của những hành tinh khác trong Hệ Ngân Hà không có quỹ đạo hướng về hành tinh mẹ như vậy. Vì lí do này, nhiều nhà khoa học mạnh bạo cho rằng, Mặt trăng sinh ra là có chủ đích nào đó đến Trái đất: có thể là hỗ trợ hoặc giám sát…
2- Kích thước quá lớn so với những vệ tinh thông thường
Đường kính sao Hỏa là 6.787km, vệ tinh lớn nhất của nó có đường kính 23km, tức khoảng 0,34% đường kính sao Hỏa. Đường kính sao Mộc là 142.800km, vệ tinh lớn nhất của nó có đường kính 5.000km, tức 3,5% đường kính sao Mộc. Đường kính sao Thổ là 120.000 km,vệ tinh lớn nhất của nó có đường kính 4.500km, bằng khoảng 3,75% đường kính sao Thổ. Không vệ tinh nào có đường kính vượt quá 5% đường kính hành tinh mẹ của chúng.
Trong khi đó, đường kính Trái đất là 12.756km, đường kính Mặt trăng là 3.467km, tức bằng khoảng 27% (~1/4) đường kính Trái đất. Nó lớn một cách bất thường.
Kích cỡ “khủng” đã làm những giả thuyết về sự hình thành tự nhiên của Mặt trăng trở nên vô lý.
Nếu cho rằng khối cầu này được hình thành nhờ vật chất văng ra từ Trái Đất tập hợp lại thành. Điều này đòi hỏi Trái Đất phải quay nhanh đến mức phi thực tế. Tốc độ quay của Trái đất không thể đáp ứng.
Ý tưởng thứ hai, giả định trường hấp dẫn của Trái Đất đã thu hút thiên thể Mặt trăng đến từ nơi khác. Nhưng việc này đòi hỏi khí quyển Trái Đất hấp thụ động năng của Mặt trăng khi nó bay tới – khả năng này không thể xảy ra. Trọng lượng của Mặt trăng là quá lớn (=1/81lần Trái đất).
3- Giả thuyết ‘vệ tinh có tuổi thọ lớn hơn hành tinh mẹ’
Có một giả thuyết khác về sự hình thành của Mặt trăng, chúng được nhiều các khoa học gia ủng hộ hơn. Rằng quả cầu đặc biệt này được tổ hợp từ những mảnh vụn còn sót lại của một vụ va chạm tốc độ cao giữa Trái đất và một vật thể nhỏ hơn giống hành tinh (thuyết va chạm lớn – Theia).
Tuy nhiên, nhờ vào những mẫu đá mà các phi hành gia thu thập được trong những lần đổ bộ lên Mặt trăng, các nhà khoa học cho biết họ đã xác định được tuổi thọ của Mặt trăng, nó lên đến 4,5 tỷ năm. Tức là chỉ khoảng 50 triệu năm sau khi hệ Mặt trời hình thành. Điều này có nghĩa là Mặt trăng xuất hiện trước Trái đất tới gần 800.000 năm.
4- Dữ kiện thiên văn đặc biệt khó tin giữa Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng.
Khoảng cách trung bình giữa Trái đất đến vệ tinh của nó là 380.000km. Khoảng cách trung bình giữa Mặt trời và Trái đất là 150.000.000km. Cái sau lớn hơn 395 lần so với cái trước.
Đường kính Mặt trời là khoảng 1.380.000km, trong khi Mặt trăng là 3.400km, tỷ lệ giữa chúng cũng lại là 395 lần. Mặt trời lớn hơn Mặt trăng 395 lần, nhưng xa hơn Trái đất 395 lần so với Mặt trăng. Thành ra, cả hai đều có cùng một kích thước khi nhìn từ Trái đất.
Mặt trời và Mặt trăng thay nhau chiếu sáng Trái đất, một vào ban ngày và một vào ban đêm. Không hề có bộ ba hành tinh nào khác có cùng dữ kiện thiên văn đáng kinh ngạc như vậy trong Hệ mặt trời của chúng ta.
Trước khi con người độ bộ lên Mặt trăng, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Parmenidis (475 trước công nguyên) đã từng cho rằng ánh sáng của Mặt Trăng là ánh sáng phản chiếu lại. Sách Chu Bễ ở Trung Quốc (khoảng thế kỷ thứ 6 đến thứ 4 trước công nguyên) cũng ghi chép rằng Mặt Trời tạo nên ánh sáng Mặt Trăng.
5- Trên Mặt trăng lưu trữ những nguyên tố hoá học không thể có trong tự nhiên
Các nhà du hành vũ trụ đã thu thập được một số lượng đá trên Mặt trăng. Chúng chứa các kim loại như Đồng thau, các nguyên tố của Uranium 236 và Neptunium 237.
Urani 236 là một chất thải hạt nhân phóng xạ được tìm thấy trong hạt nhân đã qua sử dụng và tái chế Uranium. Còn Neptunium 237 là một nguyên tố kim loại phóng xạ, là một sản phẩm phụ của các lò phản ứng hạt nhân và sản xuất Plutonium.
Khi phân tích ~380kg mẫu đất Mặt trăng (do Apollo thu thập được), các nhà nghiên cứu tìm thấy sắt và titan tinh khiết. Các khoáng chất kim loại tinh khiết như vậy là không thể tìm thấy dưới điều kiện tự nhiên.
Các mẫu nham thạch trên miệng núi lửa trên Mặt trăng chứa các nguyên tố như: titanium, chromium, yttrium… Các kim loại này đều rất cứng, chịu ăn mòn rất mạnh và chịu nhiệt tốt (cần nhiệt độ khoảng 2.000-3.000º C để làm tan chảy chúng). Song, nó là một quả cầu đã nguội lạnh mà không có hoạt động núi lửa nào trong 3 tỷ năm.
Điều này dẫn đến giả thuyết Mặt trăng là được tạo ra bởi một nền văn minh cực kỳ tiên tiến nào đó.
6- Các hố thiên thạch đều không sâu hơn 4 dặm
Các nhà khoa học nói với chúng ta rằng trên bề mặt Mặt trăng có vô số các hố được gây ra bởi tác động của thiên thạch hay sao chổi.
Theo tính toán, nếu một tảng thiên thạch đường kính cỡ vài dặm đâm vào Trái đất hay Mặt trăng với vận tốc 30.000 dặm/giây, nó tương đương với 1 triệu tấn thuốc nổ, và sẽ tạo ra hố thiên thạch có độ sâu gấp 4-5 lần đường kính của nó. Các hố thiên thạch trên Trái đất đã chứng minh tính toán này là chính xác. Thế nhưng các hố thiên thạch trên bề mặt Mặt trăng lại nông một cách khác thường.
Lấy ví dụ, Gagrin Crater, hố sâu nhất trên Mặt trăng, chỉ sâu ~4 dặm, mặc dù đường kính của nó là 186 dặm. Với đường kính này, độ sâu hố thiên thạch phải ít nhất là 700 dặm.
Giải thích hợp lý duy nhất là lớp vỏ Mặt trăng được cấu thành bởi một thứ vật chất cứng nằm dưới bề mặt của nó 4 dặm. Lớp bề mặt này đã bị bao phủ bởi đá và bụi không gian. Các thiên thạch to, nhỏ dẫu lao vào Mặt trăng chỉ bắn tung lớp bụi bề mặt mà không cách nào xuyên qua lớp vỏ cứng này.
Chỉ có một lí do: lớp vỏ này phải chăng được làm bằng kim loại cực kỳ rắn chắc thay vì bằng đất thông thường.
Thực tế điều này đã được xác minh, vỏ Mặt trăng có chứa lượng lớn Titanium – Kim loại có tác dụng chống lại sự ăn mòn rất cao. Theo ước tính của nhóm các nhà nghiên cứu Xô Viết: lớp titanium này có độ dày khoảng 3,2km. Trong khi đó, trùng hợp rằng: các kỹ sư chế tạo máy Trái đất cũng sử dụng Titanium làm vỏ tàu ngầm và phi thuyền du hành vũ trụ.
7- Mặt trăng không chỉ là khối cầu mà còn là một khối cầu kim loại rỗng
Vào tháng 11 năm 1969, NASA cố ý phá hủy một thiết bị đổ bộ trên Mặt trăng. Vụ nổ gây ra một tác động tương đương với một tấn chất nổ TNT (Trinitrobenzen). Các nhà khoa học lắng nghe những gì đã xảy ra, sau những đợt sóng xung kích. Kỳ lạ thay, họ nói rằng Mặt trăng vang lên như một tiếng chuông và tiếng vang ấy không ngừng trong vòng ba mươi phút.
Theo Ken Johnson kỹ thuật viên giám sát của bộ phận kiểm soát dữ liệu và hình ảnh: Mặt trăng không chỉ reo lên như một tiếng chuông mà còn “lảo đảo” theo cách chính xác đến mức gần như là nó có một van điều tiết thủy lực khổng lồ bên trong.
7 luận điểm trên đều hướng đến một kết luận, Mặt Trăng dường như không có phần trăm nào được hình thành một cách tự nhiên. Có một khả năng cao, nó là một con tàu du hành vũ trụ có vỏ bọc kim loại và rỗng ở bên trong.
Thuận theo trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ ngày một phát triển, con người có điều kiện tốt hơn để tiếp cận thế giới xung quanh. Sự thấy biết cũng ngày một chính xác, hoàn thiện; những bí ẩn dần được hé lộ, những nhận định sai trái thì được đính chính. Đó là điều tất yếu.
Nhất là với người ưa khám phá, chúng ta trân trọng những phát kiến và cũng tôn trọng sự thật. Hy vọng trong tương lai không xa, nhân loại sẽ có được bước tiến vượt bậc về thiên văn có thể thoả mãn những ẩn đố từng khiến con người ta đau đầu.
Có thể bạn quan tâm: