Thấy chó cưng ngồi co ro khi nghe tiếng pháo vang lên, bé gái lấy hai tay bịt tai chó cưng giúp con vật đỡ sợ.
- Cậu bé tự kỷ bỗng thay đổi hoàn toàn khi có một người bạn 4 chân
- Video: Người đàn ông phản xạ nhanh khi trượt chân bên bể bơi
Khoảnh khắc bé gái bịt tai chó cưng vì sợ tiếng pháo
Bình luận của người xem video:
“Còn bé tí ti mà đã biết quan tâm tới người khác rồi. Cưng quá”
“Thật là đáng yêu”
“Bé dễ thương quá”
“Ui bé ơi! Cưng xỉu à…”
“Cưng quá trời luôn”
“Cả 2 đều đáng yêu”
“Hai bạn ai cũng dễ thương, cưng xỉu”
“Em luôn là người bạn tốt nhất của chị, không ai thay thế được… cô bé thì thầm. Nhìn 2 chị em cưng quá”
Mời quý độc giả xem video:
Lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ nuôi thú cưng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thú cưng giúp trẻ học tập tốt hơn; cảm thấy thoải mái, cơ thể khỏe mạnh và gắn kết các thành viên trong gia đình.
Lợi ích của việc nuôi thú cưng trong nhà được tạp chí Parents chỉ ra dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Mỹ.
1. Nuôi thú cưng hỗ trợ việc học tập của trẻ em
Giáo sư Mary Renck Jalongo thuộc Đại học Indiana, Pennsylvania) cho biết, các nhà giáo dục từ lâu đã tin rằng việc đưa động vật (chủ yếu là chó); vào trường học sẽ giúp việc học của học sinh tiến bộ hơn rất nhiều.
Giáo sư Jalongo khẳng định việc nuôi thú cưng giúp cải thiện kỹ năng đọc của trẻ. Trong một nghiên cứu, trẻ em được yêu cầu đọc trước một người bạn, một người lớn và một con chó. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi mức độ căng thẳng của trẻ em và phát hiện ra rằng; chúng ít căng thẳng hơn và đọc tốt nhất khi ở bên động vật, chứ không phải con người.
2. Nuôi chó cưng mang tới cho trẻ sự thoải mái
Động vật cũng là một nguồn an ủi tuyệt vời đối với con người. Tiến sĩ Melson thuộc Đại học Purdue ở Indiana đã hỏi một nhóm chủ sở hữu thú cưng trẻ tuổi họ làm gì khi buồn, tức giận, sợ hãi hoặc có bí mật muốn kể. Hơn 40% trẻ em được hỏi đã đề cập đến việc chia sẻ những cảm xúc đó với thú cưng.
Bà Melson nói: “Cha mẹ của những đứa trẻ có nuôi thú cưng và coi động vật là bạn đồng hành của trẻ nhỏ đánh giá con họ ít lo lắng hơn và ít thu mình hơn”; đồng thời cho biết thêm rằng thú cưng cũng giúp kết bạn; bắt đầu câu chuyện dễ dàng hơn khi nó luôn là chủ đề được bọn trẻ quan tâm.
3. Thú cưng dạy trẻ cách yêu thương, chăm sóc người khác
Biết cách chăm sóc người khác là điều quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, có rất ít cơ hội để trẻ em học được điều này. Theo Tiến sĩ Melson, ở nhiều quốc gia, anh chị em có thể chăm sóc lẫn nhau và học cách yêu thương và quan tâm từ đó. Tuy nhiên, ở một số nơi, việc trẻ dưới 16 tuổi chăm sóc cho trẻ khác; thậm chí là anh chị em ruột cũng bị coi là bất hợp pháp.
Vậy làm thế nào để những đứa trẻ có kỹ năng quan tâm, chăm sóc người khác ngay từ nhỏ để sau này trở thành những ông bố, bà mẹ giỏi giang? Tiến sĩ Melson tin rằng một cách tốt để làm điều đó là thông qua vật nuôi.
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Melson đã theo dõi thời gian trẻ em trên 3 tuổi dành để chăm sóc thú cưng và chơi với trẻ em trong nhà. Theo đó, trong khoảng 24 giờ, những đứa trẻ sở hữu thú cưng dành 10,3 phút để chăm sóc động vật và chỉ 2,4 phút với anh chị em của chúng. Vì vậy, thú cưng có tác dụng giúp trẻ học cách chăm sóc người khác tốt hơn.
4. Nuôi thú cưng giúp trẻ khỏe mạnh
Theo nghiên cứu của Dennis Ownby, bác sĩ nhi khoa và giảng viên tại Đại học Y khoa Georgia, nuôi nhiều thú cưng thực sự làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ em.
Ông Dennis đã theo dõi 474 đứa trẻ từ sơ sinh đến khoảng 7 tuổi. Kết quả cho thấy những đứa trẻ tiếp xúc với hai hoặc nhiều con vật khi còn nhỏ có nguy cơ mắc bệnh dị ứng bằng một nửa so với những đứa trẻ không có vật nuôi. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng trẻ em nuôi thú cưng ít có nguy cơ bị dị ứng với vật nuôi, mạt bụi hoặc cỏ.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc sớm với vật nuôi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em.
5. Nuôi thú cưng giúp trẻ gần gũi hơn với các thành viên trong gia đình
Có một con vật cưng có thể giúp các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn. “Bất cứ khi nào tôi hỏi bọn trẻ và cha mẹ của chúng rằng liệu thú cưng có thực sự là một phần của gia đình họ hay không, thì hầu hết đều ngạc nhiên và tất nhiên trả lời là có với thái độ hơi khó chịu”, Tiến sĩ Melson nói.
Cô nói, thú cưng thường là tâm điểm trong các hoạt động cả gia đình cùng làm. Ví dụ, cả gia đình dắt chó đi dạo, cùng cho nó ăn hoặc chơi với nó. Ngay cả khi quan sát một con cá bơi trong hồ hoặc một con mèo cố gắng đuổi theo đuôi của nó cũng có thể có lợi trong việc gắn kết các thành viên trong gia đình.
Theo Tạp chí Parents